Khoai lang tím Vĩnh Long vừa trồng vừa lo

Ngày 16-6, ông Võ Văn Theo, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long) thông tin: “Trong ngày hôm qua, giá khoai lang tím Nhật ở mức 270.000 đồng/tạ (60kg), với giá này nông dân có lời từ 2 triệu-3 triệu đồng/công (1.000m2). Nhưng giá khoai lên xuống thất thường, từ đầu tháng đến nay, có lúc giá còn 220.000 đồng/tạ và có khi tụt xuống chỉ còn 100.000 đồng/tạ, với giá này thì nông dân lỗ nặng”.
Nông dân Lê Văn Quang (ngụ xã Thành Đông, huyện Bình Tân), than: “Cách đây vài ngày, thương lái đến ruộng khoai của tui mua nhưng họ thấy quá cỡ chỉ mua với giá 50.000 đồng/tạ. Tôi trồng 10 công, với giá trên cộng với tiền thuê đất trồng khoai lang, vụ này đã lỗ khoảng 120 triệu đồng”.
Huyện Bình Tân đã thu hoạch được khoảng 6.000/8.000 ha khoai lang. Theo tính toán của nhiều hộ dân, nếu 1 ha khoai lang cho năng suất từ 45-50 tạ/công và bán với giá từ 150.000-200.000 đồng/tạ thì người dân đã lỗ từ 4-5 triệu đồng/công. Không những vậy, năm nay sâu bệnh hoành hành, nhiều ruộng khoai khi thu hoạch đã bị sâu hơn phân nửa.
Bị sâu bệnh tấn công, khoai mất mùa, bán giá thấp nên nhiều nông dân trồng khoai lang thua lỗ.
“Chỉ có duy nhất vào năm 2011, giá khoai lang tím Nhật hơn 1 triệu đồng/tạ, nhiều nông dân trồng 1 vụ đã thành tỉ phú. Khoai lang tím Nhật chỉ xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc nên phụ thuộc rất lớn vào thị trường này. Gần đây bên đó họ chậm “ăn hàng" nên làm giá khoai lang trong nước giảm xuống. Trong khi khoai lang tím Nhật không tiêu thụ được nội địa do người dân chỉ quen ăn khoai lang trắng” - ông Theo phân trần.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam đạt hơn 1,2 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2014.

Là hai mặt hàng chủ lực trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu nhưng từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu cà phê, cao su thường xuyên trong tình trạng sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, đã có những chuyển biến tích cực. Kinh tế vườn, nhất là cây cam sành cho thu nhập cao.

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nông nghiệp vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian qua, việc phát triển các mô hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như bị dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao, trong khi thị trường tiêu thụ không ổn định... Phát triển bền vững sản xuất chăn nuôi đang là vấn đề mà các địa phương tập trung tái cơ cấu.

Hơn nửa năm làm quen với loài cây lạ, tính năng nổi trội dễ nhận thấy là khả năng chịu lạnh và sương muối tốt vào mùa đông; chống chọi vô tư với nắng và hạn vào mùa hè. Đã thế lãi to lại hứa hẹn chỉ sau năm đầu tiên cây giống cắm rễ./ Sachi - vua của các loại hạt