Khó Quản Lý Sản Xuất, Kinh Doanh Phân Bón

Sáng qua (24.4), Sở NNPTNT Hà Nội đã tổ chức buổi hội thảo bàn về vấn đề “Tăng cường công tác quản lý sử dụng giống cây trồng, phân bón trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Bà Nguyễn Thị Thoa – Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết: “Trên địa bàn thành phố hiện có 119 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón, trong đó chỉ có 1 doanh nghiệp có quy mô lớn là Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển mới đủ năng lực sản xuất phân bón, còn lại là 14 doanh nghiệp chuyên nhập khẩu phân bón, số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại quá lạc hậu…”.
Theo đánh giá, hàng năm các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng ra thị trường hàng vạn tấn phân bón các loại, đáp ứng cơ bản đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của thành phố.
Song, điều đáng nói là hiện nay trên Hà Nội là địa bàn trung tâm nên nhiều doanh nghiệp chỉ lập văn phòng, trụ sở giao dịch, thực chất phân bón sản xuất từ những tỉnh khác đưa về. Hơn nữa, do những quy định về công tác quản lý sản xuất phân bón hiện nay có nhiều bất cập, chồng chèo.
Sở NNPTNT Hà Nội cũng cho biết, tính đến cuối năm 2013, đã có rất nhiều doanh nghiệp đang vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn. Cụ thể, trong 119 doanh nghiệp, thì chỉ có 55 doanh nghiệp có đăng ký hoạt động trên địa bàn, có thông tin liên hệ rõ ràng, số còn lại trừ 7 doanh nghiệp đã phá sản, có đến 57 doanh nghiệp mập mờ về địa điểm sản xuất, kinh doanh, không có địa chỉ liên hệ cụ thể.
Về vấn đề xử lý các doanh nghiệp vi phạm, Sở NNPTNT đã có kế hoạch hàng năm công tác thanh, kiểm tra vẫn được triển khai thường xuyên. Chẳng hạn như trong năm 2012, Sở đã xử lý 12 đơn vị, cá nhân với số tiền lên đến trên 30 triệu đồng, năm 2013 đã xử lý 23 trường hợp thu gần 80 triệu đồng…
Có thể bạn quan tâm

Chẳng hiểu do thời tiết hay sâu bệnh mà na Chi Lăng (Lạng Sơn) năm nay ra hoa ít hơn hẳn, thậm chí có diện tích không ra hoa. Bằng biện pháp kỹ thuật, người dân vùng na đã tuốt lá để kích thích cây ra hoa đợt hai, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng bất thường này?

Sau 3 năm triển khai thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn”, tổng diện tích lúa đạt trên 10.000 héc-ta của trên 6.400 lượt nông dân tham gia. Kỹ sư Châu Ngọc Thi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Châu Thành (An Giang) tâm đắc: Mô hình liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích lúa “Cánh đồng mẫu lớn” đang ngày càng mở rộng.

Những năm qua, Hội ND và chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nội đã tích cực phối hợp để hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập...

Ban đầu chỉ có dăm hội nuôi, sau 8 năm “cắm rễ” ở huyện nghèo Vũ Quang, nghề nuôi ong lấy mật đã thu hút 1.000 hộ nuôi với trên 4.000 đàn. Mỗi năm, các hộ thu về hơn 40 tấn mật và bán ra khoảng 1.000 đàn ong giống, thu hàng tỷ đồng...

Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, ông Lê Văn Bình (thôn Hương Mỹ, Xuân Mỹ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng trang trại tổng hợp, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn tập trung. Đến nay, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, mô hình đã góp phần nâng cao thu nhập trên 1 tỷ đồng.