Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

8 Giải Pháp Tăng Cường Đầu Tư Vào Tam Nông

8 Giải Pháp Tăng Cường Đầu Tư Vào Tam Nông
Ngày đăng: 19/06/2012

Để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, theo TS Phùng Đức Tiến- Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia, Nhà nước cần tập trung vào 8 nhóm giải pháp sau:

 Đầu tư cho nông nghiệp cứ 5 năm tăng 2 lần tương xứng với đóng góp của khu vực này vào GDP.

Đầu tư phát triển KHCN, hiện tại nông nghiệp, nông thôn rất cần sự bứt phá để tiến tới tư duy mới, cách làm mới, với quy mô và tỷ suất hàng hóa. Tuy nhiên, đầu tư cho khoa học còn rất thấp, kinh phí cho khoa học cả Bộ NNPTNT chưa bằng đầu tư cho một viện nghiên cứu, bằng 1/2 Viện Nghiên cứu rau của Đài Loan.

 Thực hiện tốt Quyết định 2194 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giống cây trồng, công, nông nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản đến năm 2020. Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trước hết phải có giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, đề nghị Chính phủ bố trí đủ vốn cho chương trình giống.

 Đầu tư phát triển và nâng cấp hệ thống chế biến nông, lâm, thủy sản, tiếp tục xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, trong doanh nghiệp đã hình thành nhiều ngành hàng có giá trị lớn như lúa, gạo, thủy sản, cà phê, cao su.

Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư về nông nghiệp, đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 61 về khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để thu hút những doanh nghiệp đầu tư về nông thôn. Đồng thời, sửa đổi Nghị định 41 để tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất tiếp cận vốn vay ưu đãi.

Đề nghị Chính phủ có giải pháp, cơ chế chính sách quản lý chặt chẽ 3,8 triệu ha đất lúa.

 Thực hiện đầy đủ các chính sách ưu tiên sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng gặp nhiều khó khăn.

 Đồng thời với phát triển sản xuất, cần thực hiện các giải pháp khắc phục đẩy lùi ô nhiễm môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Cơ Bản Hoàn Thành Việc Giải Quyết Đất Lâm Nghiệp Bị Bao, Lấn Chiếm, Sử Dụng Sai Mục Đích Cơ Bản Hoàn Thành Việc Giải Quyết Đất Lâm Nghiệp Bị Bao, Lấn Chiếm, Sử Dụng Sai Mục Đích

Qua 05 năm triển khai thực hiện Quyết định 875 của UBND tỉnh về giải quyết tình trạng đất lâm nghiệp bị bao, lấn chiếm. Đến nay, việc giải quyết tình trạng bao lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích đã cơ bản hoàn thành.

27/11/2014
Năm 2014, Xã Tri Lễ Dự Kiến Trồng Trên 100 Hécta Cây Chanh Leo Năm 2014, Xã Tri Lễ Dự Kiến Trồng Trên 100 Hécta Cây Chanh Leo

Từ chỗ trồng thử nghiệm 2 hécta chanh leo cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đến nay, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) nâng diện tích trên 50 hécta. Cây chanh leo đang hứa hẹn là cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả ở Tri Lễ.

23/06/2014
Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân

Niên vụ 2014-2015 Tân Châu có trên 6.800 ha mía, theo trạm bảo vệ thực vật Tân Châu, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại tính đến nay là gần 1.000ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, xã Tân Thành gần 200 ha, xã Suối Dây trên 160 ha…. Tỷ lệ nhiễm từ 5-15%.

27/11/2014
Thành Công Của Mô Hình Trồng Dưa Lê Ở Nghĩa Thành (Nam Định) Thành Công Của Mô Hình Trồng Dưa Lê Ở Nghĩa Thành (Nam Định)

Để nâng cao thu nhập cho nông dân, vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Nam Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Hưng mở rộng mô hình chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dưa lê với quy mô 5ha tại xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng).

23/06/2014
Tây Ninh Lúng Túng Trong Phòng Trị Sâu Đục Thân Hại Mía Tây Ninh Lúng Túng Trong Phòng Trị Sâu Đục Thân Hại Mía

Còn gần 2 tháng nữa vụ thu hoạch mía 2014 – 2015 bắt đầu, trong khi ngành mía đường cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đang gặp khó khăn do giá đường xuống thấp, sản phẩm đường sản xuất ra khó tiêu thụ, tồn kho tăng cao… Thì hiện nay, người trồng mía Tây Ninh phải lao đao vì sâu bệnh tấn công.

27/11/2014