Khổ Như Người Trồng Tiêu Thời Giá Khủng

Gần 2 tháng nay, anh Nguyễn Văn Lập ở khu phố Ninh Thành, thị trấn Lộc Ninh (huyện Lộc Ninh - Bình Phước) mỗi ngày phải đi về 40km ngủ ở chòi để canh giữ tiêu. 17 giờ chiều anh Lập vào vườn ở tổ 1, ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh, đến 7 giờ sáng hôm sau về đi làm công nhân.
Năm nay, gia đình anh Lập đã cưa gần 2 sào điều để trồng 350 trụ tiêu. Không riêng gì anh Lập mà các vườn tiêu trồng mới, nông dân đều phải dựng chòi để canh giữ dây tiêu giống.
Anh Lập lý giải, nông dân trồng tiêu chủ yếu mua dây ở trụ 1 năm tuổi để trồng, mỗi trụ 2 dây chính và 1 dây phụ, giá giống 25 ngàn đồng/dây (không tính giá dây phụ). Để trồng 350 trụ, anh Lập mua giống gần 17 triệu đồng. Giá tiêu từ đầu tháng 7 đến nay cao ngất ngưởng (190-200 ngàn đồng/kg) đã làm nhà vườn như ngồi trên đống lửa. Nhiều hộ không có kế hoạch trồng, không chủ động mua giống nhưng khi thấy giá cao đã cưa điều để trồng tiêu nên phải đi “chôm” giống.
Anh Lập cho biết: Năm nay, giá các loại nông sản giảm sâu, chỉ có tiêu giữ giá ở mức cao. Nhiều hộ ở Lộc Ninh đã cưa bớt vườn điều để xuống giống hồ tiêu nên đẩy giá vật tư, công lên cao. Bình quân trồng 1 trụ tiêu cao hơn 50-70 ngàn đồng so năm 2013.
Cụ thể, giá lưới che năm 2013 chỉ từ 120-130 ngàn đồng/cuộn, tháng 2-2014 tăng lên 210 ngàn đồng/cuộn và từ tháng 5 đến nay là 280 ngàn đồng. Giá nọc gỗ giả (gỗ tạp xẻ hoặc cây tạp nhỏ) tăng gần 10 ngàn đồng/nọc. Tiền giống 250-280 ngàn đồng/trụ tăng lên 350 ngàn đồng. Công lao động 170 ngàn đồng/ngày tăng lên 200 ngàn đồng...
Để trồng 350 trụ tiêu bằng nọc gỗ giả, anh Lập phải vay 70 triệu đồng. Không chỉ gia đình anh mà hơn 80% hộ xuống giống hồ tiêu quy mô 100-500 trụ phải vay vốn ngân hàng hoặc vay ngoài với lãi suất 2-3%/tháng. Những hộ trồng với quy mô 1.000-2.000 nọc đều thuộc về các “đại gia” có vườn tiêu thu hoạch 10 tấn/năm trở lên.
“Khổ như trồng tiêu”, ngoài việc vay vốn, chuẩn bị đất trước 2-3 tháng khi xuống giống, nông dân phải cất chòi, mắc võng nằm canh 2 tháng đầu. Nếu giá giảm như những năm 2001-2008 thì người trồng tiêu sẽ rơi vào cảnh nợ nần. Bởi thế, nhiều người giàu lên nhờ trồng tiêu nhưng cũng có nhiều người trắng tay vì trồng loại cây này.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có Công văn số 33/2014/CV-VASEP gửi các cơ quan chức năng đề nghị có các biện pháp tăng cường kiểm soát tôm có agar tại các nhà máy chế biến và các cơ sở sơ chế tôm.

Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp phối hợp Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng (Công ty Sắc Ký Hải Đăng) vừa tổ chức khóa tập huấn với nội dung “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng điện tử”.

Ngày 24/04/2014 tại TP Cần Thơ, công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam đã long trọng tổ chức hội nghị khách hàng và Hội thảo với chủ đề “Giải pháp nuôi tôm mùa nóng”.

Tính đến thời điểm hiện tại, các mặt hàng nông sản (gạo, ngô, sắn, bột ngô...) đang bị ùn ứ nghiêm trọng tại các cảng Nam Ninh, Vật Cách, Hoàng Diệu (Hải Phòng), số lượng lên tới hàng vạn tấn.

Ngày 24/4, Trạm Kiểm soát liên hợp Km15-Bến tàu Dân Tiến, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cho biết đơn vị vừa phát hiện 2 vụ nhập lậu sò Trung Quốc vào nội địa.