Khó Khăn Trong Việc Xuống Giống Không Đồng Loạt

Hiện nay, tình trạng xuống giống tự phát, không đồng loạt đang diễn ra phổ biến ở một số xã trên địa bàn huyện Hồng Ngự. Việc sản xuất cùng một cánh đồng nhưng nhiều trà lúa khi xuống giống không đồng loạt đã gây khó khăn trong công tác quản lý của địa phương cũng như phòng trừ dịch bệnh.
Vụ đông xuân 2014 - 2015, huyện Hồng Ngự có kế hoạch xuống giống gần 12.000ha lúa, chia làm 3 đợt. Đến nay, nông dân trong huyện đã kết thúc xuống giống đợt 2 vào ngày 25/11/2014, với diện tích trên 7.000ha. Diện tích còn lại sẽ tập trung trong đợt 3. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn khoảng 4.000ha lúa vụ 3 đang trong giai đoạn thu hoạch, 180ha lúa đông xuân xuống giống sớm đang giai đoạn làm đòng, trổ chín, số còn lại đang giai đoạn mạ, đẻ nhánh.
Do đó, tình hình sâu bệnh trên cây lúa diễn biến phức tạp, rầy nâu, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, đạo ôn lá xuất hiện và gây hại trên 1.000ha lúa vụ 3 và lúa đông xuân sớm. Ngoài ra, việc sản xuất tự phát đã gây ảnh hưởng đến mô hình sản xuất quy mô lớn cũng như liên kết tiêu thụ sản phẩm được huyện, địa phương tập trung thực hiện thời gian qua.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187D25/Kho_khan_trong_viec_xuong_giong_khong_dong_loat.aspx
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình tái canh cà phê, hiện nay, các cấp chính quyền và người dân địa phương đang triển khai trồng thay thế giống mới hoặc ghép giống mới, nhằm “trẻ hóa” vườn cây.

Giáo sư, tiến sĩ Ngô Ngọc Hưng-Trường đại học Cần Thơ đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cân đối dinh dưỡng và cơ cấu canh tác hợp lý cho vùng trồng bắp lai ở 3 xã Quốc Thái, Phú Hữu và Khánh An (huyện An Phú, An Giang).

Gần một tháng qua, dọc sông Hậu thuộc các tỉnh, thành Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… hoạt động thu mua lúa gạo nhộn nhịp “khác thường”. Theo nhiều doanh nghiệp và các thương lái bản địa, đang có một nhóm thương lái là người miền Bắc dẫn theo một số người Trung Quốc vào đây thu gom lúa gạo để xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch làm xáo trộn thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro...

Nhờ chịu khó, ham học hỏi và biết phát huy sức mạnh của tuổi trẻ, anh Hồ Tấn Cường (thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đã trở thành nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi.

Năm 2013, phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chủ động tìm kiếm, liên hệ với doanh nghiệp và đã tư vấn hình thành mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu tại địa phương. Kết quả sau thực hiện liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm bước đầu đã cho nhiều kết quả đáng ghi nhận.