Khó Khăn Trong Việc Xuống Giống Không Đồng Loạt

Hiện nay, tình trạng xuống giống tự phát, không đồng loạt đang diễn ra phổ biến ở một số xã trên địa bàn huyện Hồng Ngự. Việc sản xuất cùng một cánh đồng nhưng nhiều trà lúa khi xuống giống không đồng loạt đã gây khó khăn trong công tác quản lý của địa phương cũng như phòng trừ dịch bệnh.
Vụ đông xuân 2014 - 2015, huyện Hồng Ngự có kế hoạch xuống giống gần 12.000ha lúa, chia làm 3 đợt. Đến nay, nông dân trong huyện đã kết thúc xuống giống đợt 2 vào ngày 25/11/2014, với diện tích trên 7.000ha. Diện tích còn lại sẽ tập trung trong đợt 3. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn khoảng 4.000ha lúa vụ 3 đang trong giai đoạn thu hoạch, 180ha lúa đông xuân xuống giống sớm đang giai đoạn làm đòng, trổ chín, số còn lại đang giai đoạn mạ, đẻ nhánh.
Do đó, tình hình sâu bệnh trên cây lúa diễn biến phức tạp, rầy nâu, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, đạo ôn lá xuất hiện và gây hại trên 1.000ha lúa vụ 3 và lúa đông xuân sớm. Ngoài ra, việc sản xuất tự phát đã gây ảnh hưởng đến mô hình sản xuất quy mô lớn cũng như liên kết tiêu thụ sản phẩm được huyện, địa phương tập trung thực hiện thời gian qua.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187D25/Kho_khan_trong_viec_xuong_giong_khong_dong_loat.aspx
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Văn Sấm (Ba Sấm) sinh năm 1958, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) từng thất bại với nghề nuôi tôm, thua lỗ có lúc phải bán đất để trả nợ.

Tận dụng diện tích mặt nước rộng của đập Dâng, sông Trí, anh Phạm Khánh Tuấn ở xã Kỳ Hoa, Thị xã Kỳ Anh đã mạnh dạn đầu tư lồng bè.

Chúng tôi về xã Giao Thiện (Giao Thủy, Nam Định) vào những ngày cuối tháng 9, đúng dịp chuẩn bị vụ nuôi tôm mới phục vụ thị trường dịp cuối năm.

Bình quân mỗi ao nuôi tôi thu hơn 500 kg tôm thương phẩm, khoảng 50 kg cua và 100 kg cá đối.

Nuôi tôm xen, cua, cá trong ao nuôi có cây ngập mặn vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa ổn định môi trường, giảm thiểu dịch bệnh trên thủy sản nuôi.