Khó Khăn Trong Việc Xuống Giống Không Đồng Loạt

Hiện nay, tình trạng xuống giống tự phát, không đồng loạt đang diễn ra phổ biến ở một số xã trên địa bàn huyện Hồng Ngự. Việc sản xuất cùng một cánh đồng nhưng nhiều trà lúa khi xuống giống không đồng loạt đã gây khó khăn trong công tác quản lý của địa phương cũng như phòng trừ dịch bệnh.
Vụ đông xuân 2014 - 2015, huyện Hồng Ngự có kế hoạch xuống giống gần 12.000ha lúa, chia làm 3 đợt. Đến nay, nông dân trong huyện đã kết thúc xuống giống đợt 2 vào ngày 25/11/2014, với diện tích trên 7.000ha. Diện tích còn lại sẽ tập trung trong đợt 3. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn khoảng 4.000ha lúa vụ 3 đang trong giai đoạn thu hoạch, 180ha lúa đông xuân xuống giống sớm đang giai đoạn làm đòng, trổ chín, số còn lại đang giai đoạn mạ, đẻ nhánh.
Do đó, tình hình sâu bệnh trên cây lúa diễn biến phức tạp, rầy nâu, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, đạo ôn lá xuất hiện và gây hại trên 1.000ha lúa vụ 3 và lúa đông xuân sớm. Ngoài ra, việc sản xuất tự phát đã gây ảnh hưởng đến mô hình sản xuất quy mô lớn cũng như liên kết tiêu thụ sản phẩm được huyện, địa phương tập trung thực hiện thời gian qua.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187D25/Kho_khan_trong_viec_xuong_giong_khong_dong_loat.aspx
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến 15/5/2015, tổng giá trị xuất khẩu (XK) cá tra đạt 544,8 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Ngày 4/6/2015, những quả vải thiều Việt Nam đầu tiên đã hiện diện trên thị trường Pháp. Chỉ sau 3 ngày, 500kg vải thiều đã được tiêu thụ hết tại Thủ đô Paris và vùng ngoại ô Ivry sur Seine.

Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội; những năm qua, Hội LHPN huyện Vị Xuyên luôn vận động chị em hội viên hăng hái lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH ở địa phương.

Trước sự thay đổi lớn do hội nhập cùng thị trường thế giới, để hàng hóa Việt Nam có thế đứng bền vững, nhiều ý kiến cho rằng phải sử dụng các rào cản với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Dựa trên lợi thế về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và nguồn lực nông dân cần cù chịu khó, huyện Phụng Hiệp đã và đang quan tâm phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng. Theo đó, cây cam xoàn đã được huyện chọn để tập trung phát triển, nâng cao thu nhập cho địa phương.