Khó Khăn Trong Thu Hoạch Mía Ở U Minh (Cà Mau)

Mấy ngày qua, người trồng mía huyện U Minh (Cà Mau) đều có chung tâm trạng lo lắng, bởi giá mía bán ra rất thấp.
Hiện giá mía chỉ dao động từ 720 - 750 đồng/kg loại mía tốt, có chữ đường cao, thấp hơn vụ mía năm trước khoảng 300 đồng/kg. Huyện U Minh có khoảng 500 hộ trồng mía với khoảng 400 ha. Huyện U Minh còn khoảng 150 ha mía chưa khai thác, tương đương 20.000 tấn mía nguyên liệu còn tồn đọng.
Trước đây, khi cây mía có giá, không ít hộ mạnh dạn đầu tư hàng chục triệu đồng để thuê cơ giới, cải tạo đất trồng mía, và thực tế có hộ khá giàu từ loại cây trồng này. Nhưng giá mía thấp như hiện nay và đầu ra không ổn định khiến nhiều người tính đến chuyện phá bỏ mía thay thế bằng các loại cây trồng, vật nuôi khác.
Có thể bạn quan tâm

Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.

Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.

Những ngày qua, giá hải sản liên tục tăng, khiến ngư dân rất phấn khởi. Tại cảng cá khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu thuyền của ngư dân ra vào tấp nập, với những khoang cá đầy ắp.

Trước đây, cuộc sống của gia đình chị Dư Thị Liên, hội viên nông dân thôn Đồng Vinh, xã Mậu Lâm rất khó khăn, mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông vào thu nhập từ mấy sào ruộng. Đầu năm 2012, với sự giúp đỡ của hội nông dân huyện, xã, gia đình chị được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện, qũy hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế.

Các hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống, hay gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi. Theo đó, hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm.