Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi Vườn Sầu Riêng Thay Giống Mới

Khi Vườn Sầu Riêng Thay Giống Mới
Ngày đăng: 23/06/2012

Nhiều năm trước, cũng như nhiều người dân địa phương, gia đình ông Bùi Đức Công ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai chỉ trồng những loại cây ăn trái giống cũ nên năng suất và thu nhập thấp. Kể từ khi ông áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cây trồng phù hợp bằng những loại giống cây trồng mới đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần.

Nhờ chịu khó đầu tư và dày công chăm sóc nên gần 1,5 hécta diện tích chôm chôm của ông Bùi Đức Công ở ấp Bảo Thị năm nào cũng trĩu quả. Vậy mà tới mùa thu hoạch rộ, giá chôm chôm chỉ dao động ở mức từ 800 - 1.000 đồng/kg. Với giá ấy, vườn chôm chôm của ông Công chỉ cho thu nhập chừng 40 - 50 triệu đồng/năm.

Ông Công đã mạnh dạn chặt bỏ vườn cây cũ thay vào đó là các cây trồng giống mới, như: chôm chôm Thái, đặc biệt là các giống sầu riêng mới, như: sầu riêng MonThong, sầu riêng cơm vàng hạt lép Ri 6 và Chính Hóa. Chỉ sau vài năm, ông Công đã có thu nhập hơn 200 triệu đồng, tăng gấp 4 - 5 lần so với trước đây. Ông Công cho biết: “Một cây sầu riêng chỉ giữ lại 30 trái, nhưng bình quân mỗi trái nặng 3 kg, như vậy một cây có thể đạt từ 90 - 100 kg trái. Chỉ tính giá sầu riêng 20 ngàn đồng/kg, 1 cây cũng thu được 2 triệu đồng”.

Không chỉ trồng loại giống mới đạt năng suất cao, ông Công còn chịu khó tìm tòi học hỏi, đồng thời áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào canh tác và chăm sóc cây trồng, đảm bảo trái đạt chất lượng cao. Ông cũng đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho vườn sầu riêng, giúp tiết kiệm được công lao động, tiết kiệm được điện, đặc biệt là nguồn nước quý hiếm vào mùa khô hạn. Thấy được lợi ích của mô hình tưới tiết kiệm ở vườn sầu riêng nhà ông Công, nhiều người dân trong xã cũng như các vùng lân cận đã đến tham quan, học hỏi để áp dụng vào vườn cây nhà mình.

Đến nay, vườn sầu riêng nhà ông Bùi Đức Công đã qua 4 - 5 mùa ra hoa kết trái, từ nguồn thu nhập sầu riêng đã giúp gia đình ông xây được ngôi nhà 2 tầng khá khang trang và lo cho các con ăn học đàng hoàng.

Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Mô Hình Công Nghệ Chế Biến Phụ Phẩm Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò Xây Dựng Mô Hình Công Nghệ Chế Biến Phụ Phẩm Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò

Ngày 9.9, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp (BQL DA CTNN) tỉnh Bình Định phối hợp với đơn vị tư vấn là Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa (Trường Đại học Nông Lâm Huế) tổ chức hội thảo tổng kết chủ đề xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò. Đây là một trong những hoạt động của DA CTNN do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

12/09/2013
Vào Mùa Cải Tạo Vuông Tôm Vào Mùa Cải Tạo Vuông Tôm

Mùa cải tạo đầm - vuông tôm năm 2012, nhân dân trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã thực hiện theo sự hướng dẫn của Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn gần 200 hộ vi phạm: cải tạo ao, đầm bằng cơ giới; trong đó các xã, thị trấn đã cảnh cáo, nhắc nhở 85 trường hợp, ra quyết định xử phạt hành chính trên 100 trường hợp.

13/09/2013
Phát Triển Mô Hình Ương Nuôi Tôm Trong Nhà Vèo Phát Triển Mô Hình Ương Nuôi Tôm Trong Nhà Vèo

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị thiệt hại do dịch bệnh, do nguồn nước mặn cung cấp cho ao nuôi trong mùa mưa liên tục bị thiếu hụt. Để cải thiện tình hình này, nhiều hộ nông dân trong huyện áp dụng phương pháp ương nuôi tôm trong nhà vèo và thu được kết quả khả quan.

13/09/2013
Khởi Nghiệp Từ Nuôi Chim Trĩ Khởi Nghiệp Từ Nuôi Chim Trĩ

Từng làm việc trong một doanh nghiệp ngành Than với mức lương ổn định trên 7 triệu đồng/tháng thế nhưng Đinh Hữu Hiền (khu 6, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã quyết định nghỉ việc để về nhà nuôi gà. Anh Hiền tâm sự: Thời điểm cách đây 5 năm, 7 triệu cũng là to, với mức thu nhập ấy nhiều người muốn xin vào làm.

13/09/2013
Chuyển Khu Nuôi Tôm DN Bỏ Hoang Gần 10 Năm Cho Dân Chuyển Khu Nuôi Tôm DN Bỏ Hoang Gần 10 Năm Cho Dân

Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.

14/09/2013