Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi nông dân thành tỷ phú, cưỡi ô tô đắt tiền

Khi nông dân thành tỷ phú, cưỡi ô tô đắt tiền
Ngày đăng: 06/10/2015

Các cụ thường vẫn có câu “phi thương bất phú, phi nông bất ổn”, nghĩa là chỉ có buôn bán mới giàu được, còn làm nông chỉ “ổn” được thôi.

Cũng vì thế, mà hình ảnh người nông dân trong mắt mọi người luôn gợi đến một hình ảnh lam lũ, vất vả và tất nhiên là… nghèo.

Bởi vậy, vào cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI này, làn sóng thanh niên nông thôn “di cư” ra các thành phố để kiếm việc làm mới, dứt khoát nói “không” với nông nghiệp đã trở nên phổ biến.

Theo thống kê, hiện nước ta vẫn đang còn 11 triệu hộ nông dân với số lao động trực tiếp làm việc trong nông nghiệp khoảng 25 triệu người. Có thể nói, đây là một con số quá cao, dẫn đến việc sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ.

Hầu hết những hộ nông dân hiện nay, chỉ sở hữu vài ba sào ruộng như ở đồng bằng Bắc Bộ hay vài ba hecta như ở đồng bằng sông Cửu Long; nuôi mấy chục con gà, vài ba con lợn, cùng lắm có thêm một hai con bò, con trâu. Thế thì bảo sao chẳng nghèo.

 

Khi nhiều nơi đang loay hoay để giữ rừng, tìm nguồn sống cho người trồng rừng thì anh Lê Mai Hiền ở thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên (Yên Bình, Yên Bái) lại giàu có từ sản xuất, kinh doanh sản phẩm của rừng và giúp đỡ nhiều nông dân khác.

Nhưng trong cái bức tranh chung đó, trong số 25 triệu người đó, ngày nay đã xuất hiện nhiều nông dân “tỷ phú”.

Tỷ phú ở đây không có nghĩa chỉ là họ có trong tay tiền tỷ, mà là hàng năm thu về (lãi) tiền tỷ từ chính những mô hình, những cách làm sáng tạo của họ.

Để trở thành tỷ phú, những nông dân đó luôn tự biết tìm cho mình một cách làm mới “không giống mọi người” như người ta trồng một vài sào lúa, thì mình trồng vài chục hecta hay nuôi những con mang tính đặc sản giá trị cao, trồng những cây có đầu ra mới…

Tiềm năng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn rất lớn, bởi nước ta có điều kiện khí hậu, đất đai thổ nhưỡng thuận lợi, vì thế các sản phẩm nông sản của nước ta cũng rất đa dạng.

Tuy nhiên, do cách làm, tư duy của đại bộ phận nông dân vẫn còn chậm thay đổi, nên giá trị sản xuất còn thấp, thu nhập của phần lớn nông dân mới chỉ dừng lại ở mức đủ ăn.

Tình trạng được mùa rớt giá thường xuyên diễn ra.

Trong bối cảnh đó, đòi hỏi trước tiên mỗi người nông dân, chủ trang trại phải tự biết thay đổi, tự tìm cho mình một hướng đi riêng, mới có sự liên kết, hội nhập trong làm ăn. Chỉ có như thế, việc làm giàu thậm chí trở thành tỷ phú mới trở thành hiện thực.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên có thêm 8 tàu được vay vốn Phú Yên có thêm 8 tàu được vay vốn

Trong đó 2 chủ tàu được vay vốn đóng mới tàu vỏ gỗ có công suất 800CV, 1 chủ tàu vay vốn nâng cấp tàu và 5 chủ tàu vay vốn lưu động với tổng số tiền 26,1 tỉ đồng.

06/05/2015
Dân chặt cao su trồng keo Dân chặt cao su trồng keo

Giá mủ xuống thấp đã khiến hàng nghìn hộ dân ở Bình Thành, Bình Điền (thị xã Hương Trà, TT-Huế) ồ ạt chặt cây cao su, trồng cây keo với hy vọng mang lại giá trị kinh tế hơn.

06/05/2015
Cơ giới hóa sản xuất mía Cơ giới hóa sản xuất mía

Trong điều kiện quỹ đất cho SX mía không mở rộng, NM Đường An Khê xác định đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, sản lượng đường...

06/05/2015
Dưa hấu Quảng Bình cũng chết Dưa hấu Quảng Bình cũng chết

Vụ dưa hấu năm nay giá mua tại ruộng chỉ bằng 50% so với vụ trước, khiến nhiều hộ trồng dưa tại thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) điêu đứng...

06/05/2015
Trồng thuốc lá lãi 150 triệu đồng/ha Trồng thuốc lá lãi 150 triệu đồng/ha

Nông dân xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đang thu hoạch rộ thuốc lá.

06/05/2015