Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi Lộc Biển Vơi Dần…

Khi Lộc Biển Vơi Dần…
Ngày đăng: 25/03/2014

Nếu như những năm trước đây, chỉ cần ra cách bờ chưa đầy một hải lý, ngư dân ven biển Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã có thể cào được cả tấn ốc gạo. Thì năm nay, mọi người phải đi thuyền vào tận Đức Phổ và tỉnh Bình Định mới tìm được sản vật này của biển…

Đìu hiu mùa ốc

Tầm tháng giêng đến tháng 3, khi vừa ăn Tết xong, ngư dân các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức lại hối hả bắt tay vào việc thu hoạch ốc gạo. Vì ốc gạo theo sóng biển dạt vào gần bờ nên ngư dân chỉ cần lặn xuống cào mang ốc lên. Không tốn nhiều chi phí, nhưng bình quân mỗi thuyền thu về từ 8 - 10 bao ốc, tương đương với 3 - 5 triệu đồng. Vì vậy, cứ đến mùa ốc gạo là bà con ngư dân lại đổ xô đi khai thác lộc biển để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống.

Thế nhưng, vài năm trở lại đây, khi bà con ngư dân đổ xô khai thác ốc gạo bằng vợt sắt và quần thảo ngày đêm, khiến loại ốc này ngày càng cạn kiệt. Năm nay, dù đang là giữa mùa, nhưng ốc gạo dọc bãi ngang Mộ Đức còn quá nhỏ so với yêu cầu của thương lái, khiến ngư dân hành nghề cào ốc phải tất tả giong thuyền tìm ốc lớn.

Hối hả trở về sau nhiều giờ cào ốc gạo tận Phổ Khánh (Đức Phổ), ngư dân Trần Tiền Phương ở Đức Minh (Mộ Đức) cho biết: “Mấy anh em đã cào thử từ Cửa Đại vào tới Mộ Đức, nhưng ốc năm nay nhỏ quá nên phải chạy vô Đức Phổ mới có ốc lớn. Ốc nhỏ quá thì bạn hàng họ chê, không mua”.

Năm nay, ốc gạo không còn dồi dào như mọi năm, chất lượng lại thấp. Nếu như ốc có kích thước lớn, giá mỗi bao dao động từ 500 - 600 nghìn đồng/bao, thì ốc gạo loại nhỏ mà ngư dân cào ngay tại vùng biển Mộ Đức chỉ có giá từ 350 - 400 nghìn đồng/bao. Đấy là chưa kể trường hợp thương lái chỉ lựa chọn ốc có kích thước đạt yêu cầu, chứ không chịu lấy ốc quá nhỏ. Vì thế, dù “lộc biển” nằm cạnh bờ, nhưng ngư dân Đức Minh đành đi lưới ghẹ, lưới cá, thay vì tập trung cào ốc.

Bấp bênh đầu ra

Không còn “hút hàng” như trước đây, năm nay thương lái thu mua ốc gạo theo kiểu nhỏ giọt. Nhiều đợt, thương lái dừng lại cả tuần, không thu mua nên ngư dân cũng chỉ chờ. “ Năm ngoái, khoảng giữa tháng giêng là đã đi cào ốc. Riêng năm nay, tới đầu tháng 2 mà chúng tôi vẫn chưa đi làm. Chừng nào các mối mua hàng ngoài Đà Nẵng gọi điện thì mình mới làm. Nếu không, cào xong chỉ có nước bỏ, vì không biết bán cho ai”, ngư dân Nguyễn Bút phân trần.

Không còn cào ốc sát bờ biển Mộ Đức, ngư dân phải lặn lội dò ốc ở các vùng biển lân cận để tìm ốc lớn nên phí tổn cũng vì thế mà cao hơn hẳn. Trung bình mỗi phiên biển, một thuyền tiêu tốn 300 - 400 nghìn đồng tiền nhiên liệu, cao hơn từ 2 - 3 lần so với trước đây.

Chi phí cao dần, đầu ra lại bấp bênh và phụ thuộc hẳn vào thương lái khiến ngư dân dù muốn cũng chẳng thể khai thác nhiều hơn đơn đặt hàng. “Cào ốc tưởng là đơn giản nhưng rất nặng nhọc nên anh em chúng tôi thường đi từ 3 - 4 người để dễ phân chia công việc. Nhưng nếu gặp bữa nhiều người cùng trúng ốc, thương lái lấy có 5 bao ốc thì coi như tiền thu vào không bù đủ công sức bỏ ra”.

Nguồn sản vật ngày càng cạn kiệt khiến đời sống của ngư dân bãi ngang trở nên khó khăn hơn. Qua rồi thời điểm chỉ cần qua khỏi con sóng là “hốt” được bạc triệu, như lời các ngư dân vẫn thường nói. Bởi dù là lộc, nhưng nếu không được bảo vệ mà chỉ biết khai thác theo kiểu tận thu, thì đến lúc cũng phải mất đi…


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Long Chứng Nhận Nhiều Mô Hình Nuôi Thủy Sản Theo Quy Trình Tiên Tiến Vĩnh Long Chứng Nhận Nhiều Mô Hình Nuôi Thủy Sản Theo Quy Trình Tiên Tiến

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC, 2 cơ sở sản xuất giống cá tra được chứng nhận GlobalGAP (diện tích 6,3ha), 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (8,4ha) được chứng nhận VietGAP và 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

10/07/2014
Năng Suất Lúa Trung Bình Đạt 61,66 Tạ/ha Năng Suất Lúa Trung Bình Đạt 61,66 Tạ/ha

Vụ đông xuân 2013 - 2014, huyện Mường Ảng gieo cấy 906,2ha lúa chiêm xuân, trong đó, 271,86ha xuân sớm và 634,34ha xuân muộn. Cơ cấu giống gồm: lúa lai 181,24ha chiếm 20% diện tích, chủ yếu giống Nhị ưu 838, tạp giao; lúa thuần diện tích 724,96ha, chiếm 80% diện tích, chủ yếu giống IR64 (400ha); nếp IR352, nếp 97, bắc thơm, tẻ thơm (324,96ha).

18/06/2014
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu Khai Trương Xưởng Sản Xuất Máy Lọc Nước Biển Thành Nước Ngọt Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu Khai Trương Xưởng Sản Xuất Máy Lọc Nước Biển Thành Nước Ngọt

Xưởng sản xuất máy lọc nước biển thành nước ngọt do Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Công ty TNHH Hiệp lực và Phát triển Việt (trụ sở tại TP.Vũng Tàu) hợp tác xây dựng để sản xuất thử nghiệm thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt có chất lượng bảo đảm các tiêu chuẩn nước uống do Bộ Y tế quy định.

10/07/2014
Lâm Thao Áp Dụng Kỹ Thuật, Trong Sản Xuất Vụ Mùa Lâm Thao Áp Dụng Kỹ Thuật, Trong Sản Xuất Vụ Mùa

Vụ xuân năm nay, huyện Lâm Thao được mùa lúa trên cả ba mặt: Diện tích, năng suất, sản lượng. Toàn huyện gieo cấy được 3.398 ha, vượt kế hoạch dự kiến gần 50 ha, năng suất bình quân đạt trên 62 tạ/ha, sản lượng đạt trên 2,1 vạn tấn. Hầu hết các xã đều gieo cấy đạt và vượt kế hoạch, năng suất cao hơn vụ xuân trước, đây là cơ sở tạo đà để huyện tiếp tục đẩy mạnh sản xuất vụ mùa đạt kết quả.

18/06/2014
Dịch Bệnh Thủy Sản Diễn Biến Phức Tạp Dịch Bệnh Thủy Sản Diễn Biến Phức Tạp

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm tại Cà Mau còn diễn biến phức tạp và hiện đang có xu hướng tăng, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ NN&PTNT tiếp tục xuất cấp 50 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Cà Mau.

10/07/2014