Khi Đồng Bào Tẽ Ngô Bằng Máy

Trong vài năm trở lại đây, phát huy tiềm năng của địa phương, bà con các dân tộc ở Hồng Định đã đưa nhiều giống ngô mới vào gieo trồng. Kết quả là cây ngô đã trở thành cây có sản lượng lớn nhất và mang lại thu nhập cao nhất cho bà con trong số các cây nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết bà con bán ngô ngay sau khi thu hoạch vì không có cách bảo quản tốt. Giá bán vì thế mà rẻ và thường xuyên bị tư thương ép giá. Những hộ gia đình để sau một vài tháng mới bán, được giá cao thì lại bị mối, mọt, làm hao hụt sản lượng ngô.
Năm 2007, Hồng Định được Bộ NN-PTNT hỗ trợ kinh phí để chuyển giao công nghệ chế biến bảo quản ngô. Theo đó, bà con đã được tập huấn KHKT trồng ngô năng suất cao. Các giống ngô mới năng suất cao dần được thay thế giống cũ truyền thống, việc bón phân cũng được thực hiện khoa học hơn giúp giảm được lượng phân bón. Từ đó, sản lượng ngô tăng nhanh. Cùng với việc năm 2007 giá ngô ngoài thị trường cao, giá các sản phẩm chăn nuôi cũng cao nên rất nhiều bà con đã trồng ngô và tạo nên một phong trào trồng ngô rộng khắp. Bà con bảo, giá lợn và gà được lắm, trồng ngô không bán, để nuôi gà là mình cũng được lợi rồi.
Những chiếc máy tẽ ngô TN-4, máy bóc bẹ tẽ hạt ngô BBTH-2,5 đã được đưa vào sử dụng. Có máy, năng suất lao động tăng cao. Vào vụ ngô, mỗi chiếc máy đều hoạt động hết công suất, đi hết xóm này đến xóm khác để tẽ ngô cho bà con. "Mình trồng nhiều ngô, tẽ bằng tay lâu hết lắm, có máy nhanh hơn nhiều, được giá ngô là mình bán luôn, không được giá mình cũng chủ động bảo quản được nên ngô không bị hao hụt". Một người dân cho biết. Quy trình bảo quản ngô sau thu hoạch cũng được phổ biến đến từng hộ dân. Một cán bộ của Bộ NN-PTNT nhận định: "Tư duy của bà con đồng bào dân tộc về trồng cây, con đã thay đổi nhiều. Với họ, trồng ngô giờ là để bán hoặc làm cái gì đó để sinh ra tiền chứ không phải chỉ để ăn. Điều rất đáng mừng, đây toàn là những hộ nghèo. Từ Hồng Định, tư duy làm kinh tế này đã nhanh chóng lan ra các xã vùng lân cận".
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện dự án cánh đồng mẫu lớn nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP giai đoạn 2011- 2014, trong năm 2014, TX Bình Minh (Vĩnh Long) có kế hoạch sản xuất gần 1.000ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Đông Thạnh.

Nông dân 2 xã Tân Trung và Tân Hòa (Phú Tân - An Giang) đang vào vụ thu hoạch khoai cao – một trong những cây chủ lực của các loại hoa màu tại xứ cồn.

Càng vào cuối vụ thu hoạch, diện tích mía còn lại trên toàn vùng phía Đông Nam tỉnh lại càng thêm khô, nhiều diện tích mía đã bị cháy khiến cho không ít nông dân lo lắng. Để giảm thiệt hại và đốn mía theo đúng lịch, toàn thể công nhân-lao động tại Công ty cổ phần Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) đang cho nhà máy hoạt động hết công suất.

Từ thị trấn Prao (huyện Đông Giang, Quảng Nam) dọc theo đường Hồ Chí Minh qua các xã Avương, Bhalêê, Atiêng, Lăng... đã thấy mây được tập kết trước nhà của người dân trong các bản làng...

Đây là số tiền mua bò được trích từ nguồn quyên góp ủng hộ của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Nghệ An để giúp đỡ các xã nghèo biên giới phát triển kinh tế.