Khi Đồng Bào Tẽ Ngô Bằng Máy

Trong vài năm trở lại đây, phát huy tiềm năng của địa phương, bà con các dân tộc ở Hồng Định đã đưa nhiều giống ngô mới vào gieo trồng. Kết quả là cây ngô đã trở thành cây có sản lượng lớn nhất và mang lại thu nhập cao nhất cho bà con trong số các cây nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết bà con bán ngô ngay sau khi thu hoạch vì không có cách bảo quản tốt. Giá bán vì thế mà rẻ và thường xuyên bị tư thương ép giá. Những hộ gia đình để sau một vài tháng mới bán, được giá cao thì lại bị mối, mọt, làm hao hụt sản lượng ngô.
Năm 2007, Hồng Định được Bộ NN-PTNT hỗ trợ kinh phí để chuyển giao công nghệ chế biến bảo quản ngô. Theo đó, bà con đã được tập huấn KHKT trồng ngô năng suất cao. Các giống ngô mới năng suất cao dần được thay thế giống cũ truyền thống, việc bón phân cũng được thực hiện khoa học hơn giúp giảm được lượng phân bón. Từ đó, sản lượng ngô tăng nhanh. Cùng với việc năm 2007 giá ngô ngoài thị trường cao, giá các sản phẩm chăn nuôi cũng cao nên rất nhiều bà con đã trồng ngô và tạo nên một phong trào trồng ngô rộng khắp. Bà con bảo, giá lợn và gà được lắm, trồng ngô không bán, để nuôi gà là mình cũng được lợi rồi.
Những chiếc máy tẽ ngô TN-4, máy bóc bẹ tẽ hạt ngô BBTH-2,5 đã được đưa vào sử dụng. Có máy, năng suất lao động tăng cao. Vào vụ ngô, mỗi chiếc máy đều hoạt động hết công suất, đi hết xóm này đến xóm khác để tẽ ngô cho bà con. "Mình trồng nhiều ngô, tẽ bằng tay lâu hết lắm, có máy nhanh hơn nhiều, được giá ngô là mình bán luôn, không được giá mình cũng chủ động bảo quản được nên ngô không bị hao hụt". Một người dân cho biết. Quy trình bảo quản ngô sau thu hoạch cũng được phổ biến đến từng hộ dân. Một cán bộ của Bộ NN-PTNT nhận định: "Tư duy của bà con đồng bào dân tộc về trồng cây, con đã thay đổi nhiều. Với họ, trồng ngô giờ là để bán hoặc làm cái gì đó để sinh ra tiền chứ không phải chỉ để ăn. Điều rất đáng mừng, đây toàn là những hộ nghèo. Từ Hồng Định, tư duy làm kinh tế này đã nhanh chóng lan ra các xã vùng lân cận".
Có thể bạn quan tâm

Chuẩn bị cho Tết Đoan Ngọ năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các địa phương vận động các hộ chăn nuôi chuẩn bị trên 30.000 con vịt đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của bà con nhân dân trên địa bàn.

Mới đây nhất, đầu tháng 6, tại An Giang - vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long- các nhà quản lý, nhà khoa học đưa ra một khuyến cáo rất... lạ: Chuyển đổi trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô, nông dân sẽ hưởng lợi gấp 3 lần!

Từ một hộ nghèo nhất xã, nhờ nuôi ba ba, đến nay gia đình ông Nguyễn Tất Đạt (thôn Đồi Cao I, xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ nhiều năm nay, điệp khúc “được mùa mất giá” trong nông nghiệp liên tiếp tái diễn khiến nông dân “hụt hơi” trên mảnh đất của mình. Tháng 5, tháng 6 hàng năm là cao điểm mùa thu hoạch các loại trái cây của các nhà vườn như chôm chôm, thanh long, sầu riêng, mít, măng cụt…

Với việc sản xuất tập trung, sử dụng một loại giống lúa, cùng áp dụng một biện pháp canh tác, những mô hình “cánh đồng một giống” được triển khai trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Phú Bình đã đem lại hiệu quả rõ rệt, từng bước làm thay đổi tập quán canh tác của người nông dân, mở ra hướng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, từ đó tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.