Khi cây sâm ngủ đông

Sâm vào kỳ ngủ đông.
Tưởng như rừng nơi này sẽ tĩnh lặng, nhưng không, vùng sâm vẫn chuyển động không ngừng.
Bởi từ khi đề án quốc gia về sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cùng với chính sách, cơ chế thông thoáng của tỉnh về cho thuê môi trường rừng nguyên sinh đã thu hút các doanh nghiệp, các nhóm hộ… đến tìm hiểu để đầu tư, làm giàu chính đáng.
Trên các chuyến xe ngược xuôi từ phố thị lên vùng cao Nam Trà My, những ngày tháng này cùng với hàng hóa nông sản thực phẩm sạch từ rừng còn có các vị khách từ khắp nơi về miền núi cao.
Gieo hạt sâm giống tại xã Trà Linh.
Nhóm doanh nhân ở Hà Nội đi cùng chuyến xe từ Nam Trà My về vùng xuôi với tôi.
qua trò chuyện, họ cho hay, nhờ các phương tiện truyền thông mà họ biết được nước ta có loại sâm còn tốt hơn cả sâm Hàn Quốc.
Biết huyện Nam Trà My còn có khu rừng nguyên sinh hàng nghìn năm tuổi, với những con người gắn bó cùng thiên nhiên và biết làm giàu nhờ trồng sâm Ngọc Linh mà trở thành triệu phú đô la, họ tìm đến để tìm hiểu và tìm cơ hội đầu tư.
Đến với vùng cao Nam Trà My, tận mắt nhìn thấy cây sâm Ngọc Linh, tiếp xúc với bà con Xê Đăng, Ca Dong thật thà, chất phác, họ nhận ra đấy là miền đất hứa. Họ bảo với tôi rằng, họ sẽ trở lại và quyết định gắn bó đầu tư vùng sâm nguyên liệu và khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trong tương lai gần.
Tôi lại nhớ lần dẫn hai doanh nhân cùng đoàn chuyên gia về thổ nhưỡng cây trồng từ TP.Hồ Chí Minh lên Trà Linh và Trà Cang để họ tìm hiểu đất đai và các chính sách, cơ chế để đầu tư lâu dài tại đây.
Họ cũng bảo biết về cây sâm Ngọc Linh, biết về vùng đất này là qua truyền thông báo chí.
Và sau chuyến đi, họ quyết định lập kế hoạch đầu tư vùng nguyên liệu 1.200ha trồng sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu khác trên ngay trên mảnh đất Nam Trà My này.
Với các nhóm hộ và từng hộ đồng bào, khi biết được đề án sâm Ngọc Linh được Chính phủ chấp nhận và tỉnh có cơ chế cho thuê môi trường rừng trồng sâm, bà con không kể nhọc nhằn mưa lạnh, họ rủ nhau vào rừng khoanh vùng, xác định vị trí để sau này xin thuê môi trường rừng trồng sâm có địa chỉ, khu vực và diện tích cụ thể để được cấp giấy chứng nhận.
Đó là cách nghĩ chân chất của bà con Xê Đăng, Ca Dong nhưng qua đấy tôi thấy bà con cũng đã đổi mới cách nghĩ cách làm để xóa đói giảm nghèo và làm giàu bền vững.
Huyện Nam Trà My đang cử đoàn cán bộ trắc nghiệm địa chất bám sát địa bàn mang theo các thiết bị quan trắc đo đạc định vị để vẽ bản đồ quy hoạch phân lô theo từng tiểu khu rừng được quy hoạch trồng sâm.
Theo lãnh đạo huyện, việc này cố gắng hoàn thành sớm nhất có thể để sang năm tới các hộ, nhóm hộ và các doanh nghiệp có được tờ giấy thông hành là tấm bìa xanh thuê môi trường rừng trồng sâm mạnh dạn xúc tiến đầu tư .
Khi cây sâm ngủ đông, không có nghĩa là chính quyền, doanh nghiệp, nhóm hộ và từng hộ được nhàn nhã.
Tất cả đang âm thầm làm việc để đề án quốc gia về sâm Ngọc Linh sớm được triển khai thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 27/3, ông Lê Đức Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa cho biết, Chi cục vừa phối hợp với Bộ đội Biên phòng Hải đội 2, Thanh tra Sở NN-PTNT bắt giữ 3 tàu đánh bắt cá trái phép trên vùng biển Thanh Hóa.

Theo Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, đơn vị sẽ hỗ trợ các Hợp tác xã Artemia Vĩnh Châu thực hiện các mô hình nâng cao thu nhập từ nuôi Artermia với nguồn ngân sách ước tính hơn 2 tỷ 476 triệu đồng; trong đó, ngân sách tài trợ hơn 1,2 tỷ đồng và ngân sách đối ứng hơn 1,270 tỷ đồng.

Sáng 26.3, tại thôn Mỹ Đức, xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân (Bình Định), Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Phú Hưng tổ chức lễ động thổ khởi công xây dựng trại chăn nuôi heo công nghiệp - công nghệ cao.

Chúng tôi gặp anh Lê Ngọc Anh 62 tuổi ở thôn Thuận Hòa (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang bận rộn với công việc thu hoạch mủ trôm. Vườn trôm 400 cây chủ động bơm tưới đang vào thời kỳ cho mủ.

Hiện nay, hồ tiêu tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang được mùa, được giá. Người dân đang có xu hướng phá bỏ các diện tích sản xuất kém hiệu quả để trồng tiêu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ồ ạt có thể tiềm ẩn những hậu quả khác…