Khẩu Phần Ăn Cho Dê

- Nhu cầu dinh dưỡng: Dê cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô (VCK) bằng 3,5% thể trọng, dê thịt 3,0%, dê sữa 4,0%. Ví dụ: Một dê Cái Bách Thảo nặng 35kg thì lượng VCK là: 35kg x 4% = 1,4kg. Với nhu cầu 65% VCK từ thức ăn thô xanh (0,91 kg) và 35% VCK từ thức ăn tinh (0,49 kg). Khi cho dê ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% VCK và thức ăn tinh chứa 90% VCK. Trên cơ sở đó, ta sẽ tính được lượng thức ăn hàng ngày cho dê:
- Thức ăn thô xanh: 0,91kg: 0,20 = 4,55kg.
- Thức ăn tinh: 0,49kg: 0,90 = 0,44kg
Nhu cầu về vật chất khô chỉ nói lên số lượng thức ăn, còn về chất lượng thức ăn phải tính theo nhu cầu năng lượng và protein...
- Nhu cầu năng lượng hàng ngày (MJ/ngày) của dê được tính theo thể trọng cho duy trì, sinh trưởng phát triển và SX…
- Nhu cầu protein hàng ngày (DCP) của dê cũng được tính theo thể trọng cho duy trì, sinh trưởng phát triển và SX…
- Khẩu phần: Trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng của dê, căn cứ theo thể trọng, khả năng sinh trưởng phát triển, SX và các nguồn thức ăn hiện có mà xây dựng khẩu phần thức ăn cho dê. Yêu cầu của khẩu phần thức ăn là cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng thức ăn, nhất là đạm, khoáng, sinh tố... Nên bổ sung đá liếm tự do cho dê.
Một số khẩu phần cho dê có thể trọng và năng suất sữa khác nhau (kg/con/ngày):
Thành phần thức ăn | Dê 30kg cho 1 lít sữa | Dê 40kg cho 1,5 lít sữa | Dê 50kg cho 2 lít sữa |
Cỏ lá xây xanh | 3,0 | 4,0 | 4,5 |
Lá cây họ đậu | 1,0 | 2,0 | 2,5 |
TĂ hỗn hợp (14-15% Protein) | 0,3-0,4 | 0,6-0,7 | 0,9-1,0 |
Có thể bạn quan tâm

Việc bắt giữ dê nhất là khi phối giống hay cân theo dõi cần phải thực hiện đúng cách.

Nhằm bao vây dập tắt bệnh đậu trên đàn dê tại thôn An Hòa, xã Xuân hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận đã giao nhiệm vụ cho Phòng Vệ sinh dịch tể phối hợp với Trạm Thú y huyện Ninh Hải và Ban Thú y xã Xuân Hải cùng với nhân dân trong thôn An Hải nhanh chóng triển khai công tác phòng chống bệnh đậu trên đàn dê; thực hiện cách ly, điều trị số dê bị bệnh; tiêu độc chuồng trại, xử lý xác dê bị bệnh chết; khoanh vùng, theo dõi diễn biến của dịch đậu dê; thường xuyên thông báo tình hình dịch bệnh, triệu chứng lâm sàng và cách phòng chống bệnh đậu dê trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho người nuôi dê chủ động phòng chống và trị bệnh cho dê.

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Lên giống là một biểu hiện sinh lý khi dê đạt đến một tuổi nhất định nào đó. Ðây là điều kiện để dê cái bắt đầu sinh sản.

Để giảm tối thiểu mức độ mắc bệnh và làm cho dê phát triển tốt, điều cần thiết là nuôi nhốt chúng ở chuồng trại sạch sẽ. Cũi chuồng, nhà nuôi được vệ sinh hàng ngày. Khi dê ỉa chảy phải vệ sinh vài lần trong ngày. Định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại.