Khảo Sát Vùng Trồng Rau Theo Công Nghệ Nano Sinh Học

Ngày 2-11, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Minh Sanh đã tổ chức đoàn khảo sát tình hình trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, đại diện Công ty TNHH Begreen (TP. Hồ Chí Minh). Chuyến khảo sát nhằm lựa chọn vùng đất phù hợp để có hướng đầu tư trồng rau theo công nghệ nano sinh học.
Đoàn đã tham quan mô hình trồng rau an toàn của gia đình ông Nguyễn Văn Đoan tại ấp Phước Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành và một số mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới tại xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ. Tại đây đoàn đã gặp gỡ trao đổi với các hộ dân trồng rau về kỹ thuật, phân bón, giá cả thị trường. Hầu hết các hộ trồng rau đều thực hiện nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng phân bón, thuốc hóa học. Tuy nhiên, giá tiêu thụ rau tại vườn còn chênh lệch rất nhiều so với giá thị trường, do vậy lợi nhuận thu được của người trồng rau thấp.
Đại diện Công ty TNHH Begreen đánh giá khu vực trồng rau xã Tân Hải có chất đất và nguồn nước tốt, đủ điều kiện xây dựng mô hình trồng rau theo công nghệ nano sinh học Begreen…. Áp dụng theo mô hình này, năng suất rau đạt hơn 2 tấn/1000 m2/ lứa rau. Tuy nhiên, điều quan trọng là chất lượng rau tốt, bảo đảm an toàn, giá bán cao nên lợi nhuận thu được có thể đạt đến 350 triệu đồng/1000m2/năm (tăng gấp 10 lần so với cách trồng rau thông thường). Đại diện Công ty TNHH Begreen cho biết, công ty rất mong muốn được phối hợp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triển khai xây dựng mô hình trồng rau an toàn theo công nghệ nano sinh học. Trước mắt, công ty sẽ bảo đảm đầu ra cho khoảng 10 ha trồng rau theo công nghệ này tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Có thể bạn quan tâm

Để tận dụng diện tích mặt nước (hơn 30.000 ha) tại các hồ chứa thuộc các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Chương Mỹ và Mỹ Đức, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để người dân triển khai mô hình nuôi cá lồng, nhất là các loài cá có giá trị kinh tế cao như rô phi, điêu hồng, chép...

Bệnh đốm trắng thanh long hay còn gọi là bệnh đốm nâu, tắc kè, bệnh ma là những tên gọi khác nhau mà bà con nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đặt tên cho một loại dịch hại mới phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng lan rộng (NNVN đã phản ánh).

Nấm mối là đặc sản do thiên nhiên ban tặng. Mỗi năm, nấm mối chỉ xuất hiện 2 đợt vào giữa tháng 6 và đầu tháng 7, và những người tìm nấm phải thức từ rất sớm lùng khắp nơi và dạn dày kinh nghiệm mới thu hoạch được loại đặc sản này.

Qua một thời gian nuôi thử nghiệm, mô hình nuôi rắn mối đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình đã mở ra cơ hội mới để người nông dân trên địa bàn tỉnh có thể đầu tư phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập.

Bằng sự cố gắng vượt bậc, xã Hiệp Hòa (thị xã Quảng Yên) đã trở thành 1 trong 4 xã về đầu trong phong trào thi đua “Xã nông thôn mới - phường, thị trấn văn hóa" năm 2012 của Quảng Ninh.