Khảo Sát Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lồng Bè

Ngày 15-10-2014, ông Nguyễn Văn Buội - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có chuyến khảo sát mô hình nuôi cá rô phi lồng bè của Công ty Cổ phần thủy hải sản An Phú, tại xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Mô hình nuôi cá lồng bè của Công ty An Phú là một trong những mô hình nuôi lớn nhất về lồng bè tại Bến Tre. Công ty đã đầu tư trên 40 tỷ đồng để xây dựng mô hình nuôi ven sông Tiền trên diện tích đất thuê 9,3ha mặt nước. Chiều ngang khu nuôi trên 100m, chiều dài 1.080m với 408 lồng bè. Công ty đã thả cá giống khoảng 5 tháng với công suất hoạt động chiếm 50% tổng số lồng bè.
Theo đại diện Công ty, đây là mô hình nuôi đầu tiên tại Bến Tre có qui mô lớn, áp dụng kỹ thuật mới với mật độ 40 con/m2, dự kiến nuôi khoảng 6 tháng thì thu hoạch. Do Công ty đã có nhà máy chế biến xuất khẩu tại tỉnh Đồng Tháp nên đầu ra ổn định. Hiện nay, trên địa bàn huyện Chợ Lách có 25 bè nuôi cá điêu hồng tại Thị trấn, 18 bè nuôi cá ba sa, cá chim trắng tại Long Thới.
Được biết, Sở NN&PTNT vừa nhận văn bản chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản về việc chuẩn bị điều kiện sản xuất và cung ứng giống cá rô phi đảm bảo chất lượng dành cho vụ nuôi năm 2015. Năm 2014, diện tích nuôi cá rô phi toàn quốc khoảng 20 ngàn héc-ta, sản lượng 120 ngàn tấn.
Cá rô phi đang có thị trường tiêu thụ tốt trong nước và xuất khẩu. TP. Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Thanh Hóa đã xuất khẩu cá rô phi vào thị trường Mỹ, EU đem lại giá trị cao. Năm 2015, kế hoạch nuôi khoảng 21 ngàn héc-ta, sản lượng 130 ngàn tấn, nhu cầu giống lên tới 500 triệu con.
Tổng cục Thủy sản đề nghị các tỉnh quản lý tốt chất lượng giống, xác định nhu cầu giống hàng năm, thống kê tình hình sản xuất giống, nuôi cá rô phi thương phẩm để có kế hoạch sản xuất phù hợp. Tại Bến Tre, Sở NN&PTNT đã qui hoạch lại diện tích nuôi, khu vực nuôi cá lồng bè và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá nước ngọt với hình thức lồng bè.
Có thể bạn quan tâm

Riêng Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp đạt năng suất từ 6,5 đến 6,7 tấn/ha. Với năng suất này, ước tổng sản lượng cả vụ đạt 9,5 triệu tấn, tăng gần 200.000 tấn so vụ hè thu trước, góp phần nâng sản lượng lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2014 đạt 20,5 triệu tấn, bằng 82% kế hoạch năm.

Hiện nay, nước lũ đầu nguồn sông Mêkông đang về, cũng là thời điểm xuất hiện cá linh non nhiều ở các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), huyện An Phú, thị xã Tân Châu (An Giang).

Hiện ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng đang là đỉnh điểm của mùa thu hoạch bơ chính vụ. Do vậy quả bơ được bày bán trên khắp các nẻo đường nơi đây.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Là loại cây trồng mới nhưng những năm qua, diện tích táo xanh của Ninh Thuận tăng rất mạnh, đến nay đạt gần 1.200 ha, nguyên nhân là cây táo dễ làm, chi phí thấp hơn trồng nho, mặt khác táo xanh mỗi năm cho thu hoạch 2- 3 đợt, năng suất từ 3 – 5 tấn/ha/vụ nên nhiều diện tích trồng nho trước đây đã được người dân chuyển sang trồng táo.