Khảo nghiệm chọn các giống lúa có triển vọng

Các đại biểu tham gia hội thảo đánh giá bộ giống lúa sản xuất trong vụ thu đông 2015.
Đến nay, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản TP Cần Thơ hợp tác với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành trồng khảo nghiệm 16 giống lúa (trong đó có 2 giống lúa đối chứng) tại xã Thới Tân trong 2 vụ lúa đông xuân 2014 - 2015 và thu đông 2015
. Qua trồng khảo nghiệm sẽ chọn một số giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh… để phổ biến ra cho nông dân TP Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Trong 16 giống lúa trồng khảo nghiệm trong vụ thu đông 2015, cán bộ ngành nông nghiệp, nông dân đã đánh giá và chọn ra 10 giống lúa có chất lượng gồm: OM 9921, OM 11, OM 9582, OM 9584, OM 22, OM 9915, OM 10636, OM 7167, OM 189 và OM 178.
Chương trình đánh giá giống lúa này nằm trong triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng hệ thống sản xuất và cung ứng giống lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng tại TP Cần Thơ" đã được UBND thành phố phê duyệt.
Đề án do Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản TP Cần Thơ quản lý và phối hợp với các viện, trường thực hiện, với các nội dung trọng tâm như: nâng cao năng lực cho các HTX sản xuất lúa giống, sản xuất giống xác nhận và nguyên chủng có trợ giá 40% cho nông dân sản xuất "cánh đồng lớn", khảo nghiệm các giống lúa có triển vọng…
Có thể bạn quan tâm

Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có chiều dài bờ biển trên 50 km, ngoài chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển huyện còn triển khai thí điểm nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản để phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương nuôi hến ở địa bàn xã Sơn Bình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nam bộ bao gồm 21 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ, hiện có diện tích cây ăn trái 415.800 ha, sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn, chiếm 53,2% về diện tích và 57% về sản lượng trái cây trong nước. Gần đây, sản xuất trái cây ở Nam bộ có những bước tăng trưởng khá nhanh về cơ cấu và sản lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao.

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) vừa nhận định giá lương thực toàn cầu có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới, sau khi đã xuống tới mức thấp nhất trong hơn 1 năm vào tháng 7 vừa qua, do nguồn cung dồi dào.

Theo đánh giá ban đầu của Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NNPTNT, hiện trung bình mỗi tỉnh người dân bỏ ruộng với diện tích từ 100ha trở lên.