Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khánh Vĩnh phát triển cây mít nghệ

Khánh Vĩnh phát triển cây mít nghệ
Ngày đăng: 16/06/2015

Những ngày này, đến thăm vườn của ông Trần Được (thôn 6, xã Khánh Nam) đã nghe hương mít sực nức khắp vườn. Ông Được cho biết, vườn của ông là một trong những điểm đầu tiên trồng mít nghệ tại huyện Khánh Vĩnh. Năm 2010, ông thay thế vườn chanh già cỗi bằng vườn mít với hơn 300 gốc. Vườn mít cho quả từ năm ngoái với sản lượng 10 tấn, dự kiến năm nay đạt 15 tấn. Với giá bán bình quân 8.000 đồng/kg thu mua tại chỗ, ông sẽ thu nhập khoảng 120 triệu đồng.

Theo ông Được, thổ nhưỡng tại Khánh Vĩnh thích hợp với nhiều loại cây, trong đó có mít nghệ. Cây mít nghệ dễ trồng, phát triển ổn định, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, thời kỳ mít ra hoa, đậu trái, cần chăm sóc kỹ bằng cách phun thuốc bảo vệ thực vật định kỳ, bón phân, tưới nước, nếu không trái sẽ bị nhỏ. Ngoài cây mít, ông còn trồng xen nhiều loại cây khác như: sầu riêng, chôm chôm, xoài, bưởi da xanh… Thu nhập từ làm vườn cho gia đình ông khoảng 200 triệu đồng/năm. Ông Được cho hay, nghề làm vườn cần nhiều vốn; thế nhưng hiện nay, việc vay vốn của nông dân vẫn còn khó…

Thời gian này, vườn mít nghệ của ông Cao Việt (thôn Giang Mương, xã Khánh Phú) cũng bắt đầu cho trái. Tuy vườn mít của ông cành, gốc còn bé nhưng quả đã trĩu nặng. Ông Việt cho biết, cách đây 4 năm, ông chuyển 1ha đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng mít nghệ. Ông được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hỗ trợ 100 gốc; 200 gốc còn lại ông dành dụm vốn để mua dần. Ông Việt hy vọng, khi vườn mít đi vào thu hoạch ổn định, mỗi năm gia đình sẽ có vài chục đến khoảng một trăm triệu đồng.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, cây mít nghệ được phát triển gần đây với tổng diện tích khoảng 30ha, rất thích hợp với điều kiện canh tác ở miền núi bởi khả năng chịu hạn cao, có thể phát triển trên vùng gò đồi, hạn chế nước tưới. Hiện nay, các xã: Khánh Phú, Sông Cầu, Khánh Nam, Khánh Thượng, Khánh Đông… đang phát triển mạnh, đặc biệt là giống mít Thái lá bàng…

Theo ông Lê Văn Hùng - Phó Trưởng trạm Khuyến nông huyện, cây mít nghệ có thể trồng ở các vùng đất khô hạn, nghèo dinh dưỡng; mít sớm ra trái, năng suất cao, có thị trường tiêu thụ ổn định, có thể trồng xen vào vườn cam, quýt, tiêu, cà phê… để tăng thu nhập. Năm 2015-2016, huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây mít nghệ tại huyện Khánh Vĩnh”. “Đây là đề tài cấp cơ sở. Trên cơ sở tham vấn các mô hình có sẵn của nông dân, đề tài sẽ nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển, thích nghi với sâu bệnh, năng suất, thị trường và một số yếu tố khác của cây mít nghệ, qua đó đề xuất hướng phát triển trên địa bàn huyện” - ông Hùng nói.

Hiện nay, khả năng nhân rộng của cây mít nghệ ở Khánh Vĩnh khoảng 300 - 500ha. Huyện đã phê duyệt Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực. Theo đó, mít nghệ là 1 trong 4 loại cây ăn quả định hướng (mít nghệ, bưởi da xanh, sầu riêng, xoài). Tuy nhiên, cái khó hiện nay là nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình. Mọi nguồn lực đều dựa vào nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh thông qua Chương trình xây dựng nông thôn mới. Vì thế, khả năng nhân rộng còn hạn chế. Bên cạnh đó, tuy là cây ăn quả có khả năng chịu hạn nhưng mít nghệ vẫn cần nước, nhất là lúc cây đi vào thời kỳ cho quả ổn định. Được biết, vừa qua, tại xã Khánh Trung, người dân đã phải đào giếng để lấy nước tưới vườn với chi phí cho một giếng khoan khoảng 20 - 25 triệu đồng. Đây là một thách thức trong chương trình phát triển cây ăn quả chủ lực của huyện, trong đó có cây mít nghệ.


Có thể bạn quan tâm

Ngọt, Chát Mùa Hồng Ở Nam Anh (Nghệ An) Ngọt, Chát Mùa Hồng Ở Nam Anh (Nghệ An)

Vào thời điểm này, dọc Quốc lộ 46 từ cầu Mượu đến Thị trấn Nam Đàn, nhiều người dân trải bạt ni lông bên hè đường bán hồng. Thi thoảng mới gặp một vài xe tải chất những bao hồng mang biển số Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa chạy ra hướng Bắc và rất nhiều xe máy đèo một vài bao hồng từ ngã ba Xuân Hòa, vùng núi Đại Huệ nối đuôi ra quốc lộ, ngược Đô Lương hay xuôi về Vinh. Khung cảnh đó còn kéo dài theo mùa hồng đến cuối tháng 11 âm lịch của năm.

17/11/2014
Nông Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Có Một Vụ Mùa Thắng Lợi Nông Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Có Một Vụ Mùa Thắng Lợi

Năm 2014, hoạt đông nuôi tôm nước lợ vẫn còn nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi, tỷ lệ dịch bệnh khá cao, giá tôm lên xuống bất thường… Tuy nhiên, nhìn chung năm nay tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng được ưu tiên chọn nuôi và đa số bà con nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh đều có một vụ mùa thắng lợi.

17/11/2014
Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng 11,4% Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng 11,4%

Có 3 thị trường XK lớn đáng chú ý trong 9 tháng đầu năm nay là: Hàn Quốc, EU và Mỹ. Đây là những thị trường có nhiều thuận lợi hơn nhưng lại có sự cạnh tranh gay gắt bởi tại đây có sự góp mặt của hầu hết các nguồn cung lớn nhất mực, bạch tuộc trên thế giới.

17/11/2014
Sầu Riêng Giá Cao Kỷ Lục, Nông Dân Thu Bạc Tỷ Sầu Riêng Giá Cao Kỷ Lục, Nông Dân Thu Bạc Tỷ

Ông Nguyễn Văn Tính ở xã Long Trung (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: “Tôi trồng công 5 sầu riêng Ri 6 cho trái rải vụ bán từ đây tới tết Nguyên đán. Vừa rồi bán được 2 tấn thu lời trên 100 triệu đồng. Mấy năm nay hầu như năm nào sầu riêng vụ nghịch giá rất cao, có khi giá cao gấp đôi so với chính vụ. Tuy nhiên, vườn nhà tôi mới thu hoạch cách mấy ngày mà giờ giá còn tiếp tục tăng làm tui mất mấy chục triệu đồng tiền lời”.

17/11/2014
Đội Ngũ Khuyến Nông Ở Gia Nghĩa Đi Đầu Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Đội Ngũ Khuyến Nông Ở Gia Nghĩa Đi Đầu Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất

Qua thời gian công tác, đội ngũ này đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả, trở thành “cầu nối” nhịp nhàng cho việc tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao các kiến thức khoa học, kỹ thuật đến nông dân, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng chất lượng cao.

17/11/2014