Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) phát triển cây keo lai
Hiện nay nhờ thời tiết khô ráo, nông dân Khánh Nam đang tranh thủ thu hoạch những diện tích keo từ 4 đến 5 năm tuổi. Mỗi ha keo gần giao thông nông dân bán có giá khoảng từ 75 đến 80 triệu đồng, lợi nhuận 60 triệu đồng.
Thu hoạch keo cũng là dịp để các lao động nhàn rỗi tại địa phương có việc làm, có thu nhập. Bình quân 1 ngày tước lột vỏ keo, 1 lao động có thể kiếm được 200 ngàn đồng. Trồng keo có lãi nên sau khi thu hoạch keo xong đa số nông dân Khánh Nam chờ đến mùa mưa để tiếp tục tái trồng keo vụ mới. Dự kiến vụ này, bà con sẽ trồng khoảng 100 ha keo.
Có thể bạn quan tâm

Làng Măng Lùng thuộc thôn 2 xã Trà Linh (Nam Trà My), theo tiếng Xê Đăng có nghĩa là sương mù. Ở độ cao hơn 1.000m trên sườn núi Ngọc Linh nhưng cuộc sống của người Xê Đăng nơi đây không còn nghèo đói là nhờ trồng sâm Ngọc Linh.

Quảng Nam chủ trương sắp xếp, đổi mới các lâm trường quốc doanh nhiều năm nay, song còn đó những bất cập trong quản lý, phát triển tài nguyên rừng.

Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ ở Khánh Hòa đã mang lại những tín hiệu tích cực, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Ông Kim Ngọc Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài nghiên cứu các vấn đề môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc trên địa bàn tỉnh (Công văn số 3376/NN-UBND).

Một trong những mục tiêu quan trọng được tỉnh xác định từ nay đến năm 2020 là đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển.