Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) phát triển cây keo lai
Hiện nay nhờ thời tiết khô ráo, nông dân Khánh Nam đang tranh thủ thu hoạch những diện tích keo từ 4 đến 5 năm tuổi. Mỗi ha keo gần giao thông nông dân bán có giá khoảng từ 75 đến 80 triệu đồng, lợi nhuận 60 triệu đồng.
Thu hoạch keo cũng là dịp để các lao động nhàn rỗi tại địa phương có việc làm, có thu nhập. Bình quân 1 ngày tước lột vỏ keo, 1 lao động có thể kiếm được 200 ngàn đồng. Trồng keo có lãi nên sau khi thu hoạch keo xong đa số nông dân Khánh Nam chờ đến mùa mưa để tiếp tục tái trồng keo vụ mới. Dự kiến vụ này, bà con sẽ trồng khoảng 100 ha keo.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 7-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre đã xây dựng mô hình vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh ở xã An Đức, huyện Ba Tri. Vùng nuôi được triển khai ở ấp 9 với tổng diện tích 100ha, phù hợp với qui hoạch của địa phương, giao thông, thủy lợi thuận lợi.

Đến đầu tháng 8/2014, bà con nông dân huyện Di Linh đã hoàn tất việc gieo cấy lúa ruộng vụ hè thu. Theo Trung tâm Nông nghiệp huyện, trong vụ hè thu năm nay, toàn huyện đã hoàn thành kế hoạch gieo cấy được trên 2.000ha lúa ruộng.

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào thả nuôi 635 ha thủy sản nước lợ. Đến ngày 31/8, toàn huyện đã thu hoạch 100% diện tích thả nuôi.

Ngày 21/8, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình tại xã An Hải, huyện Tuy An. Đây là mô hình thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Phú Yên.

Từ nguồn vốn khoa học công nghệ huyện năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề tài “Thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm” tại 2 hộ dân ở tổ dân phố 2 và tổ dân phố 10, thị trấn Mađaguôi.