Khánh Thành Trung Tâm Ứng Dụng Công Nghệ Xử Lý Hạt Giống Đầu Tiên Của Bayer Tại Việt Nam

Ngày 6-6, Công ty Bayer Việt Nam phối hợp cùng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Ứng dụng công nghệ xử lý hạt giống đặt tại trụ sở Viện Lúa ĐBSCL, số 9B, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Đây là Trung tâm Ứng dụng Công nghệ xử lý hạt giống thứ 11 của Bayer trên toàn cầu và là Trung tâm đầu tiên của Bayer đặt tại Việt Nam.
Theo Bayer Việt Nam, hạt giống đã qua xử lý đem lại nhiều lợi ích cho nông dân trong quá trình canh tác lúa. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụng các giải pháp xử lý hạt giống hiện chỉ giới hạn trong khoảng 2% trên tổng diện tích đất canh tác lúa.
Vì thế, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ xử lý hạt giống của Bayer được trang bị thiết bị xử lý hạt giống với công nghệ tiên tiến cùng đội ngũ chuyên môn của công ty nhằm cung cấp các dịch vụ huấn luyện, kiểm tra, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho người xử lý hạt giống có thể xử lý và bảo vệ hạt giống một cách tốt nhất.
Trung tâm cũng hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng về cách sử dụng sản phẩm xử lý hạt giống do Công ty Bayer cung cấp và huấn luyện cách thức sử dụng thiết bị xử lý hạt giống ngay tại Trung tâm.
Thông qua việc hợp tác với Viện Lúa ĐBSCL, Bayer Việt Nam sẽ triển khai các hoạt động huấn luyện, tập huấn kỹ thuật và tổ chức những điểm trình diễn ngoài đồng ruộng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2009, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thí điểm 11 khu chăn nuôi tập trung (CNTT) và năm 2010, bổ sung 26 khu tại các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch... Thế nhưng, đến nay toàn tỉnh chỉ còn 4 khu hoạt động, song cũng rất èo uột, gây lãng phí đất đai, tiền của.

Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.

Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.

Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề

Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.