Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Cao Cấp Xuất Khẩu 10.000 Tấn/năm

Nhà máy chế biến tôm cao cấp với tổng công suất 10.000 tấn/năm có tổng mức đầu tư 170 tỉ đồng.
Tại xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Công ty thuỷ sản Trung Sơn (thuộc Tập đoàn Trung Sơn) chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy chế biến tôm cao cấp với tổng công suất 10.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 170 tỉ đồng.
Đây là nhà máy chế biến tôm đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam được xây dựng ngay trong khu nuôi tôm công nghiệp của công ty. Vì vậy, Công ty đã có được nguồn nguyên liệu tươi sống, sạch và ổn định để chế biến các sản phẩm tôm giá trị cao. Đối tác chiến lược là tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản đã tiêu thụ 100% sản phẩm tôm của công ty.
Công ty Trung Sơn đã đầu tư 3 khu nuôi tôm nguyên liệu tổng diện tích 1.650 ha. Thời gian tới công ty tiếp tục đầu tư trung tâm sản xuất tôm giống sạch bệnh công suất 1,5 tỉ con/năm cùng nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm công suất 20.000 tấn/năm dự kiến sẽ khánh thành trong 2 năm 2015 và 2016.
Trong khi các nhà máy khác trên địa bàn tỉnh Kiên Giang luôn gặp khó khăn về nguyên liệu, việc chế biến gặp phức tạp trước vấn nạn tôm có lẫn tạp chất, các nhà máy chế biến tôm của công ty Trung Sơn luôn hoạt động hết công suất. Với cách làm khép kín, đồng bộ như hiện nay, Công ty Trung Sơn, con tôm Việt Nam đang được nâng cao giá trị khi hướng đến các thị trường khó tính như Nhật, châu Âu.
Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/khanh-thanh-nha-may-che-bien-tom-cao-cap-xuat-khau-10000-tannam-367593.vov
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.

Những năm qua, các ngành chức năng của TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu đưa vào sản xuất và nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong đó, đầu tư nuôi heo hướng nạc là một trong những bước đột phá .

Cùng với khẩn trương thu hoạch nốt lúa xuân còn lại, hiện bà con nông dân thành phố Tuyên Quang bắt tay vào việc làm đất, gieo mạ, đắp bờ khởi động cho một vụ mùa mới thắng lợi.