Khánh Sơn (Khánh Hòa) Mất Mùa Mít Nghệ

Mít nghệ là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa). Tuy nhiên, 2-3 năm trở lại đây, hiện tượng sâu bệnh hại xuất hiện trên cây mít và bùng phát trên diện rộng, gây thiệt hại nặng nề cho bà con.
Không chỉ cây mít nghệ, hầu hết các giống mít trồng trên địa bàn xã đều bị nhiễm sâu bệnh gây ra hiện tượng trái bị thối và rụng hàng loạt, có nhiều vườn trồng hàng trăm cây nhưng chỉ thu hoạch được vài chục quả. Theo nhận định của người trồng mít, tình trạng rụng trái hàng loạt trên cây mít chủ yếu là do bị ruồi và ong chích.
Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đối với cây mít do bà con chưa thực hiện đúng quy trình canh tác và phòng tránh sâu bệnh, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm chết các loại thiên địch, cộng với thời tiết không thuận lợi, nóng ẩm thất thường, tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng có hại phát triển.
Để phòng trừ sâu bệnh, nhiều nông hộ đã chủ động thực hiện các biện pháp thủ công hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật, nhưng không đạt hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm

8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu ba mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam là cà phê, cao su, gạo liên tục trong tình trạng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 7 và 8, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, dự kiến nguồn cung phân đạm nói chung và ure nói riêng sẽ tiếp tục ổn định.

Ngày 26-8, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang tổ chức ra mắt mô hình Tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú, huyện Châu Thành.

Từ đầu năm đến nay, diện tích tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bị thiệt hại 13.732ha. Trong đó, tôm nuôi bị thiệt hại từ 30 - 70% trên 10.660ha, thiệt hại trên 70% là trên 3.000ha.

Sở NN-PTNT cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có hơn 2.150 hộ và 41 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản các loại.