Khánh Hòa Sẽ Không Cấp Phép Cho Nuôi Tôm Lót Bạt Trên Cát

Trước mắt, UBND tỉnh sẽ không cấp phép cho nuôi mới, còn với những hộ đã thả nuôi yêu cầu phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nguyên nhân là vì hình thức nuôi này có thể để lại những hậu quả khó khắc phục về môi trường, mặc dù hiệu quả ban đầu là khá cao.
Tại tỉnh Khánh Hòa, chỉ tính riêng vùng nuôi tôm lót bạt trên cát tại xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh với diện tích khoảng 30 ha, hàng năm nuôi được đến hơn 2.000 tấn tôm thương phẩm. Doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Bí quyết của các hộ nuôi tôm ở đây là khoan giếng ở độ sâu từ vài mét đến vài chục mét để lấy nước ngầm cấp các ao nuôi.
Tuy nhiên, hệ thống giếng khoan dày đặc đã làm mạch nước ngầm ở các khu dân cư của xã Vạn Thọ suy giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó, mỗi ha nuôi tôm lót bạt trên cát, sẽ thải ra môi trường đến 15 tấn chất thải trong mỗi vụ.
Có thể bạn quan tâm

Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây lan sang người nêu ra 4 tình huống về diễn biến cúm H7N9 tại Việt Nam.

Cá thương phẩm tiêu thụ thuận lợi, giá bán ổn định đã tạo động lực để nông dân Bắc Giang mở rộng diện tích thuỷ sản. Thế nhưng, trong vụ xuân năm 2014, người nuôi cá vẫn đối diện với không ít rủi ro.

Đây là mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định phê duyệt.

Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi có khả năng thích ứng môi trường rộng và nhanh lớn, được nuôi bán thâm canh ở Hà Tĩnh; tôm phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao.

Để thực hiện kế hoạch trồng 300 ha cỏ, hiện tại các địa phương đang vừa rà soát, chuyển đổi diện tích nông nghiệp trên những vùng chân đất cao, khó tưới sang trồng cỏ, vừa tiến hành trồng cỏ trên diện tích đã được rà soát.