Khánh Hòa Sẽ Không Cấp Phép Cho Nuôi Tôm Lót Bạt Trên Cát

Trước mắt, UBND tỉnh sẽ không cấp phép cho nuôi mới, còn với những hộ đã thả nuôi yêu cầu phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nguyên nhân là vì hình thức nuôi này có thể để lại những hậu quả khó khắc phục về môi trường, mặc dù hiệu quả ban đầu là khá cao.
Tại tỉnh Khánh Hòa, chỉ tính riêng vùng nuôi tôm lót bạt trên cát tại xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh với diện tích khoảng 30 ha, hàng năm nuôi được đến hơn 2.000 tấn tôm thương phẩm. Doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Bí quyết của các hộ nuôi tôm ở đây là khoan giếng ở độ sâu từ vài mét đến vài chục mét để lấy nước ngầm cấp các ao nuôi.
Tuy nhiên, hệ thống giếng khoan dày đặc đã làm mạch nước ngầm ở các khu dân cư của xã Vạn Thọ suy giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó, mỗi ha nuôi tôm lót bạt trên cát, sẽ thải ra môi trường đến 15 tấn chất thải trong mỗi vụ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22-1, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở NN&PTNT Hậu Giang tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả 2 năm thực hiện dự án nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Đồng bằng sông Cửu Long (CLUES) tại tỉnh Hậu Giang.

Về xã Lão Hộ trong một chiều mưa xuân, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì sự đổi khác của khung cảnh làng xóm nơi đây. Con đường làng đất đỏ chạy dài xưa kia nay đã được bê tông hoá hoàn toàn, xung quanh là những toà nhà cao tầng khang trang.

Sau một thời gian tuột dốc, gần đây hành tím đã tăng giá trở lại, nông dân trồng hành đang mong có vụ mùa bội thu. Tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng - nơi có diện tích trồng hành tím lớn nhất ĐBSCL, giá hành tím thương phẩm thương lái thu mua đang ở mức 15.000 đồng/kg

Tuy không phải là “đại gia” về nhiều đất, nhiều mía nhưng thương lái buôn mía ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) đều biết đến tiếng ông Lê Thanh Tân ở khu 7. Tiếng của ông không phải đất rộng, nhiều mía mà là lúc nào vườn mía của ông đứng đầu bởi cây mía to, đều, màu đẹp.

Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.