Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Nuôi Sá Sùng

Sáng 19/12, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa tổ chức nghiệm thu loại khá đối với kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa”. Chủ nhiệm đề tài là tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.
Đề tài được triển khai từ 2012 - 2014, với mục tiêu cung cấp một đối tượng nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, đồng thời góp phần sử dụng hiệu quả những ao hồ bỏ hoang để cải tạo môi trường. Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu, cụ thể xác định được loại chất đáy phù hợp để nuôi thương phẩm sá sùng, sử dụng thức ăn chế biến kết hợp với vi tảo để nuôi sá sùng trong bể xi măng, đặc biệt là xây dựng được quy trình nuôi thương phẩm sá sùng trong ao đất với tỷ lệ sống trên 60%.
Nhóm nghiên cứu cũng đã chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm sá sùng cho người thông qua các lớp tập huấn, hội thảo. Đến nay, đã có 9 hộ dân tại huyện Cam Lâm, Vạn Ninh xây dựng được mô hình nuôi thương phẩm sá sùng, sản lượng trung bình 80kg/ao. Hội đồng khoa học công nghệ kiến nghị chủ nhiệm đề tài tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo nhằm giảm chi phí thu hoạch, nâng cao nâng suất, nâng cao tỷ lệ sống để phát triển nghề sản xuất giống nuôi thương mại, nghiên cứu nuôi sá sùng với các đối tượng nuôi thủy sản khác.
Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ này ra đời từ ý tưởng cơn sốt game "nông trại vui vẻ" trên các mạng xã hội. Ông Nguyễn Minh Nhân, Trưởng phòng Kinh doanh công ty TNHH thương mại Vuông Tròn, nơi cung cấp dịch vụ này cho biết đây là gói sản phẩm “đồng hành cùng nhà nông”.

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng.

Những tưởng với sự hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ từ phía đối tác Nhật Bản; hỗ trợ kinh phí đầu tư từ UBND tỉnh để ngư dân nâng cấp, cải hoán tàu thuyền đánh bắt thí điểm theo công nghệ của nước bạn chuyển giao thì năng suất, chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định sẽ được nâng cao, hướng xuất khẩu qua Nhật Bản sẽ thuận lợi. Vậy nhưng, qua đợt thí điểm vừa qua, cá ngừ đại dương Bình Định vẫn đang loay hoay…

Chủ yếu hỗ trợ cho bà con trong vùng Dự án nuôi cá trên ruộng lúa thí điểm theo tổ hợp tác 33ha tại các xã Mỹ Phước (Mang Thít), Hiếu Nhơn, Hiếu Thành (Vũng Liêm), vốn đầu tư 400 triệu đồng. Nông dân tham gia dự án được hỗ trợ cá giống, 30% chi phí thức ăn và được trung tâm khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.

Đến thôn Tài Tùng, xã Yên Than (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), hỏi trang trại nuôi gà của anh Phạm Văn Bình ai cũng biết, bởi anh là một trong những người tiên phong bỏ công sức và kinh phí để khôi phục lại giống gà Tiên Yên nổi tiếng trước đây.