Khánh Hòa: Lãi Cao Từ Nuôi Cua Xanh Kết Hợp Cá Măng

Mô hình nuôi cua xanh kết hợp với cá măng theo phương pháp cải tiến nuôi đìa vùng nước lợ đang mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Nguyễn Thụ ở phường Vĩnh Phước, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Ông Thụ cho hay, ban đầu ông nuôi tôm sú thịt và có một ít lợi nhuận, nhưng về sau tôm bị dịch bệnh làm ăn không có lãi nữa nên ông đã thay đổi đối tượng nuôi cho phù hợp. Sau khi nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, ông đã thả nuôi cua xanh và cá măng.
Theo ông Thụ, cua xanh sống tầng đáy, cá măng sống tầng nổi nên hai loại này không tranh giành nhau về thức ăn và môi trường sinh sống. Với diện tích 1,2ha thả nuôi 4.000 con cua và cá tại phường Ngọc Hiệp (TP.Nha Trang), sau khi trừ các khoản chi phí, ông thu về gần 300 triệu đồng/năm.
Theo kỹ thuật nuôi của ông, cua xanh và cá măng mỗi năm chỉ nuôi được một vụ. Sau khi ăn tết xong là thời điểm thích hợp để thả cua trước, đến khoảng 1 tháng sau mới thả cá măng.
Đối với loài cua, từ khi nuôi đến khi thu hoạch khoảng 6 tháng, mỗi con cua đực trọng lượng 0,6 – 0,8kg, giá bán 60.000 đồng/kg; mỗi con cua gạch sau khi nuôi 6 tháng nặng 0,5 – 0,6kg, giá bán 150.000 đồng/kg. Còn đối với cá măng nuôi trong thời gian 6–7 tháng sẽ cho xuất cao, cá đạt trọng lượng 0,6 – 0,8kg nếu mật độ nuôi 1m2/con và 1kg nếu mật độ nuôi 2m2/con.
Có thể bạn quan tâm

Dự báo trong năm 2014 con tôm tiếp tục có cơ hội giành được nhiều thắng lợi trong xuất khẩu. Nhưng cũng vì vậy, ngay từ đầu năm, không ít hộ dân đã “xé rào”, xuống giống ngoài khung lịch thời vụ khuyến cáo, dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

Ngay sau lễ phát động, các đại biểu cùng đông đảo người dân di chuyển đến lưu vực sông Tiền và tiến hành thả ra sông 25.000 con cá giống bản địa quý hiếm, hơn 42.800kg cá giống và cá thịt các loại như mè vinh, cá hô, mè trắng, mè hoa. Tổng kinh phí cho đợt thả cá lần này trên 1,1 tỷ đồng từ nguồn vận động đóng góp của 68 tổ chức, 302 cá nhân trong và ngoài địa phương.

Các hộ đều áp dụng theo đúng quy trình chăn nuôi vịt sinh sản ATSH, tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo định kỳ, vệ sinh sát trùng chuồng trại, quanh khu vực chăn nuôi theo đúng hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo.

Mặc dù đàn bò tăng nhưng đàn trâu lại có xu hướng giảm. Thời điểm này, toàn tỉnh có gần 70 nghìn con trâu, giảm trên 600 con so với cùng kỳ.

Sau gần chục năm nuôi dê, anh Lê Văn Hồng, thôn Hồ Lương, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, có thu nhập cao từ loài vật này.