Khánh Hòa: Lãi Cao Từ Nuôi Cua Xanh Kết Hợp Cá Măng

Mô hình nuôi cua xanh kết hợp với cá măng theo phương pháp cải tiến nuôi đìa vùng nước lợ đang mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Nguyễn Thụ ở phường Vĩnh Phước, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Ông Thụ cho hay, ban đầu ông nuôi tôm sú thịt và có một ít lợi nhuận, nhưng về sau tôm bị dịch bệnh làm ăn không có lãi nữa nên ông đã thay đổi đối tượng nuôi cho phù hợp. Sau khi nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, ông đã thả nuôi cua xanh và cá măng.
Theo ông Thụ, cua xanh sống tầng đáy, cá măng sống tầng nổi nên hai loại này không tranh giành nhau về thức ăn và môi trường sinh sống. Với diện tích 1,2ha thả nuôi 4.000 con cua và cá tại phường Ngọc Hiệp (TP.Nha Trang), sau khi trừ các khoản chi phí, ông thu về gần 300 triệu đồng/năm.
Theo kỹ thuật nuôi của ông, cua xanh và cá măng mỗi năm chỉ nuôi được một vụ. Sau khi ăn tết xong là thời điểm thích hợp để thả cua trước, đến khoảng 1 tháng sau mới thả cá măng.
Đối với loài cua, từ khi nuôi đến khi thu hoạch khoảng 6 tháng, mỗi con cua đực trọng lượng 0,6 – 0,8kg, giá bán 60.000 đồng/kg; mỗi con cua gạch sau khi nuôi 6 tháng nặng 0,5 – 0,6kg, giá bán 150.000 đồng/kg. Còn đối với cá măng nuôi trong thời gian 6–7 tháng sẽ cho xuất cao, cá đạt trọng lượng 0,6 – 0,8kg nếu mật độ nuôi 1m2/con và 1kg nếu mật độ nuôi 2m2/con.
Có thể bạn quan tâm

Thực tế cho thấy, trong đợt rét đậm, rét hại của những năm trước, một số hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có kinh nghiệm chống rét hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có những hộ do chủ quan đã bị thiệt hại không nhỏ. Vì vậy, chống rét cho thuỷ sản cần được cơ quan chuyên môn và người dân quan tâm.

Sở KH-CN Quảng Nam vừa phối hợp với Viện Khoa học & công nghệ khai thác thủy sản (Đại học Nha Trang) tổ chức hội thảo “Cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm lựa chọn địa điểm xây dựng chà - rạn nhân tạo tại vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam”. Dự kiến sẽ triển khai mô hình tại đông bắc đảo Hòn Dứa (vùng biển Bàn Than, Núi Thành) nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi ven bờ.

Theo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NNPTNT), hiện nay cả nước có khoảng 3.700 tổ, đội tàu cá với khoảng 22.000 tàu/140.000 lao động tham gia cùng vươn khơi bám biển.

Từ ngày 15-12-2013 ở Thanh Hóa, trên địa bàn các xã: Xuân Bình, Xuân Hòa (Như Xuân) và Thạch Tượng (Thạch Thành) đã xảy ra bệnh lở mồm, long móng (LMLM) làm 177 con trâu, bò bị mắc bệnh.

Hiện nay, xu hướng sản xuất đa canh, đa con trên cùng một diện tích được nhiều nông dân xã Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai - Bạc Liêu) áp dụng. Với mô hình lúa - ếch - cá kết hợp, mỗi năm đem về cho người nuôi hàng trăm triệu đồng. Theo đó, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.