Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hòa Bình: Xây Dựng Thương Hiệu Cho Ngành Chăn Nuôi

Hòa Bình: Xây Dựng Thương Hiệu Cho Ngành Chăn Nuôi
Ngày đăng: 02/04/2014

Theo rà soát, tổng hợp của hệ thống thú y, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện có 68 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô lớn, trong đó có 55 cơ sở chăn nuôi gà thương phẩm sản xuất được khoảng hơn 2 triệu con xuất chuồng/năm, sản lượng thịt hơi gần 5.800 tấn, có 20 trang trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị quy mô từ 300 - 3.000 con, cung cấp khoảng 15.000 con lợn giống, 19.100 con lợn hậu bị/năm.

Ngoài ra còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi trong nông hộ có thể phát triển chăn nuôi một số con nuôi đặc sản như lợn bản địa, don, nhím. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh gồm gần 105.000 con trâu, bò, dê, hơn 5,3 triệu con gà, vịt.

Tỉnh Hòa Bình đang tích cực triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo tăng trưởng bền vững. Trong đó, chú trọng vấn đề quản lý con giống, cải tiến phương thức chăn nuôi và mở rộng hướng sản xuất quy mô trang trại, gia trại.

Giải pháp được ngành chăn nuôi tỉnh đẩy mạnh trong khâu quản lý con giống, cụ thể là loại bỏ những con kém chất lượng, tiến hành chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để cải tạo đàn trâu địa phương.

Đối với đàn bò, thực hiện cải tạo theo hướng Sind hóa, Zêbu hóa, cải tạo đàn bò thịt địa phương. Năm 2014 và những năm tiếp theo, phát triển nhanh đàn trâu lấy thịt quy mô lớn, tập trung tại các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong, Mai Châu, Đà Bắc và đàn bò thịt ở các huyện Tân Lạc, Yên Thủy, Mai Châu, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Cao Phong, thành phố Hòa Bình.

Cùng với phương thức chăn nuôi bò truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ, chăn nuôi của tỉnh từng bước tổ chức theo phương thức nuôi vỗ béo, nuôi thịt có chất lượng cao, phục vụ cho người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh, hướng tới tạo ra thương hiệu trâu, bò thịt.

Năm 2014, các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi tập trung phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, đồng thời duy trì chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ trong các nông hộ. Vấn đề quản lý đàn lợn đực giống trên địa bàn, xây dựng các vùng chăn nuôi lợn ngoại và lợn lai gắn với ổn định, từng bước nâng cao chất lượng đàn lợn nái.

Với đàn dê có tổng đàn khoảng 30.000 con, tỉnh đang từng bước hình thành các mô hình chăn nuôi dê, chế biến sản phẩm từ dê để tạo các vùng sản xuất hàng hóa về giống, thức ăn, sữa, thịt dê có giá trị kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Đổi Đời Nhờ Rau Sạch Đổi Đời Nhờ Rau Sạch

Ở xã Tân Quý Tây huyện Bình Chánh, TPHCM, bằng những mảnh vườn rau cung cấp cho hợp tác xã, nông dân giờ đây đã có của ăn của để, thoát nghèo.

28/03/2014
Hoà Bình Phát Triển Vùng Sản Xuất Cam An Toàn, Bền Vững Hoà Bình Phát Triển Vùng Sản Xuất Cam An Toàn, Bền Vững

Theo quy hoạch đến năm 2020, huyện Kim Bôi sẽ có 677 ha cam, tập trung chủ yếu trên địa bàn 4 xã Tú Sơn, Nam Thượng, Sào Báy và Mỵ Hòa. Ảnh: chăm sóc diện tích cam được quy hoạch trồng mới trên địa bàn xã Nam Thượng (Kim Bôi).

28/03/2014
Toàn Tỉnh Sản Xuất, Cung Ứng 200 Triệu Con Cá Giống Toàn Tỉnh Sản Xuất, Cung Ứng 200 Triệu Con Cá Giống

Chi cục Thủy sản đã vận động, khuyến khích các cơ sở sản xuất giống đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải tạo vùng nuôi, nạo vét các hệ thống kênh tưới, kênh tiêu, tiến hành kiểm dịch 100% cá bố mẹ, tăng cường truyền những biện pháp kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản… nhằm đảm bảo chất lượng đàn cá bố mẹ, từ đó, chủ động nguồn cá going.

28/03/2014
Yên Bái Nuôi Cá Bán Thâm Canh Trên Hồ Thác Bà Yên Bái Nuôi Cá Bán Thâm Canh Trên Hồ Thác Bà

Hiện tại, toàn huyện Yên Bình (Yên Bái) có khoảng 10 hộ nuôi cá theo hình thức quây lưới tại các eo ngách với diện tích 26,5ha, rải rác ở các xã: Thịnh Hưng, Vũ Linh, Yên Thành và thị trấn Yên Bình.

28/03/2014
Cách Chăn Nuôi Lợn Hiệu Quả Cách Chăn Nuôi Lợn Hiệu Quả

Mấy năm gần đây mô hình chăn nuôi lợn của anh Nguyễn Đức Thuận, thôn Ao Vệ, xã Thái Hòa (Hàm Yên - Tuyên Quang) cho lợi nhuận khá cao và ổn định. Cách làm của anh là mua lợn sữa, bán lợn con.

28/03/2014