Khan hiếm ớt nguyên liệu phục vụ cho nhà máy sản xuất tại ĐBSCL

Hiện nay, lượng ớt thu hoạch tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - vùng nguyên liệu ớt chuyên sản xuất để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước đang ít đi. Nguyên nhân nhiều nhà vườn cho biết khi vừa thu hoạch xong đợt cho trái lần 2 thì nhiều vườn ớt xuất hiện tình trạng cây chết hàng loạt. Ở nhiều vườn ớt khác xuất hiện tình trạng thối trái, cây cằn cỗi cho năng suất thấp.
Trước tình hình này thì các cơ sở chế biến ớt quy mô lớn tại Thanh Bình phải thu mua ở các nơi khác về sơ chế để giao theo đúng hợp đồng đã ký kết.
Ông Phạm Hồ Duy Nhân, Chủ doanh nghiệp Thanh Tân chuyên chế biến nông sản ớt cho biết thời điểm này mỗi ngày cần 2 tấn ớt tươi để chế biến ra các sản phẩm cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp rất khó để thu gom đủ số lượng tại chỗ phục vụ cho sản xuất. Chính vì thế, dù đóng chân ngay trên khu vực trồng ớt lớn ở khu vực ĐBSCL nhưng một số doanh nghiệp lại phải tổ chức hệ thống để đi thu mua ớt nguyên liệu tại những khu vực khác.
Ông Nhân cho rằng, nguồn nguyên liệu tại chỗ hiện gần như không còn nữa. Đây là bài toán khó cho doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần có sự vào cuộc, nếu không hỗ trợ được thì doanh nghiệp và nông dân gặp nhiều khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Trong 11 tháng đầu năm 2015, Chi cục Thú y TP.HCM đã xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng chất cấm 2.678 trường hợp với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng.

Sáng 24.11, Tại Hà Nội, CLB Phóng viên Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phối hợp với Báo Nông Thôn Ngày Nay đã tổ chức buổi Tọa đàm về nông dân và kinh tế hợp tác. Các chuyên gia, nhà quản lý và nhiều nhà báo đã quan tâm tới dự, chia sẻ sôi nổi về vấn đề này.

Những năm gần đây, Quang Chiểu - xã vùng cao biên giới của huyện Mường Lát (Thanh Hóa) luôn dẫn đầu huyện về giảm tỷ lệ hộ nghèo. Dự kiến cuối năm nay, số hộ nghèo của xã còn khoảng 4%.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, từ giữa tuần này các tỉnh miền Bắc sẽ đón đợt rét đậm, rét hại kéo dài.

Trước năm 2004, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) trồng lúa rẫy nhưng năng suất thấp, thường xuyên phải ăn sắn. Đời sống bà con nơi đây đã đổi thay rõ rệt từ khi Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị mở nhà máy tinh bột sắn...