Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khan Hàng, Giá Cam Sành Hậu Giang Tăng Cao Kỷ Lục

Khan Hàng, Giá Cam Sành Hậu Giang Tăng Cao Kỷ Lục
Ngày đăng: 11/03/2014

Từ đầu tháng 3 đến nay, giá cam sành ở Hậu Giang tăng cao, lên mức từ 15.000 đến 22.000 đồng/kg, do nguồn cung không đáp ứng đủ cầu.

Từ đầu tháng 3 đến nay, giá cam sành tại vườn ở Hậu Giang tăng cao do nguồn cung không đáp ứng đủ cầu.

Hiện tại, thương lái thu mua cam sành tại vườn có giá dao động từ 15.000 đến 22.000 đồng/kg, tăng hơn 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay, nhưng thương lái không tìm ra nguồn hàng thu mua.

Theo nhiều nhà vườn, nguyên nhân giá cam sành tăng ở mức cao là do nguồn cung thiếu vì nghịch mùa cho quả. Mặt khác, tình hình dịch bệnh trên cây cam đang phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh vàng lá (vàng đầu) không có thuốc đặc trị làm cho năng suất giảm đáng kể.

Ngoài ra, hiện đang vào mùa khô, nhu cầu sử dụng cam làm nước giải khát tăng mạnh.

Cam sành là loại cây ăn quả có thị trường tiêu thụ lớn, ổn định và cho thu nhập kinh tế cao. Với tiềm năng này, 3 năm gần đây, các nhà vườn tỉnh Hậu Giang chuyển hàng nghìn hécta đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cam sành.

Hiện tại, diện tích cam sành của tỉnh khoảng 8.000ha, chỉ đứng sau cây lúa, cây mía; và là một trong những loại cây trồng được chọn đưa vào quy hoạch phát triển sản xuất.

Tuy nhiên, do quy hoạch chậm so với sản xuất của người dân, dẫn đến hàng nghìn hécta cam sành được trồng ồ ạt, chạy theo phong trào, không đúng kỹ thuật…đang đứng trước nguy cơ chặt bỏ.

Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật Hậu Giang, hiện tại có khoảng 1.000ha cam sành từ 1 đến 3 năm tuổi bị dịch bệnh tấn công dữ dội, không có thuốc đặc trị, chưa tìm ra loại bệnh chính xác.

Theo nhận định bước đầu của ngành chuyên môn, biểu hiện giống bệnh vàng lá gân xanh và vàng lá thối rễ, nhưng nhà vườn đã sử dụng nhiều loại thuốc phòng trị nhưng không có hiệu quả. Nhiều diện tích cam sành đã chết do sâu bệnh tấn công ngày một nhiều, và nguy cơ sâu hại phát tán ra diện tích cam toàn địa bàn là điều khó tránh khỏi.

Trong khi giá cam thị trường tăng cao, nhiều chủ vườn tiếc nuối nhưng đành ngậm ngùi chọn giải pháp chặt bỏ diện tích trồng cam sành khi dịch bệnh ngày một nặng.


Có thể bạn quan tâm

Gian Nan Giữ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Gian Nan Giữ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm

Được khẳng định là mô hình tương đối bền vững, nâng cao kinh tế, ổn định môi trường, mỗi năm, tỉnh giao chỉ tiêu hàng ngàn héc-ta lúa - tôm cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tiễn sản xuất đã qua, diện tích lúa - tôm cứ giảm dần sau mỗi năm. Nguyên nhân không gì khác là bài toán thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

28/10/2013
Chăn Nuôi Gia Súc Gia Cầm Các Hộ Nhỏ Lẻ Chăn Nuôi Gia Súc Gia Cầm Các Hộ Nhỏ Lẻ

Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.

28/10/2013
Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình

29/10/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

29/10/2013
Toàn Tỉnh Có Hơn 3.100 Hộ Nuôi Ong Mật Toàn Tỉnh Có Hơn 3.100 Hộ Nuôi Ong Mật

Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

29/10/2013