Khẩn cấp phòng chống cúm gia cầm lây sang người

Tại Việt Nam, Bộ Y tế nhận định, nước ta đang trong thời điểm gia tăng số lượng vịt chạy đồng, tái đàn gia cầm nên nguy cơ lây lan virus cúm từ gia cầm sang người và bùng phát thành dịch là rất lớn.
Mới đây, ngày 11/5, tại một hộ gia đình thuộc thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận có ghi nhận ổ dịch cúm A(H5N1) ở gia cầm.
Trước diễn biến khó lường của dịch cúm gia cầm và cảnh báo của Tổ chức WHO, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) vừa có Công điện gửi Sở Y tế Ninh Thuận, đề nghị cơ quan này có biện pháp ứng phó nhanh với sự lây lan của dịch cúm.
Cụ thể, để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo tăng cường giám sát, phát hiện sớm, điều tra các trường hợp nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm ở người; các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe các trường hợp phơi nhiễm và nghi ngờ nhiễm bệnh; điều trị bệnh nhân kịp thời theo phác đồ của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch.
Đồng thời, tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao.
Phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương giám sát dịch cúm trên gia cầm, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch; Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho dịa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nông dân các huyện vùng Nam Cà Mau như Ðầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước đã phát triển mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp (NTCN), bên cạnh nhiều hộ trúng đậm đạt được lợi nhuận hàng trăm triệu đồng một vụ nuôi, cũng có rất nhiều người phải trả giá không hề nhỏ.

Những ngày gần đây, ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận liên tiếp được mùa cá nục. Hiện giá cá nục đang ở mức khá cao và ổn định đã giúp nhiều chủ tàu thu lãi hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến biển.

Báo cáo từ các Sở NN-PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu 8 hoạch.

Trong những năm gần đây, huyện chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung. Hiện huyện có 156ha dong riềng, 3.500ha hồi, 100ha sở, đang có hướng mở rộng diện tích trồng sở lên 1.700ha, cùng hàng trăm ha trồng lúa, ngô, cây ăn quả như nhãn, ổi, vải, thanh long v.v..

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, 36.000 ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, ngậm sữa nhưng gần 9.000 ha bị bệnh đốm vằn, cháy bìa lá, rầy nâu, đạo ôn cổ bông tập trung nhiều ở huyện Trần Văn Thời, Thới Bình và U Minh.