Khấm khá nhờ nuôi dế

Khởi nghiệp bằng nghề thợ xây mưa nắng dãi dầm nhưng cuộc sống vẫn chật vật, anh Hưng lên đường vào Nam lập nghiệp.
Qua nhiều thăng trầm, người thanh niên trẻ vẫn chưa thể tìm ra sinh kế hiệu quả cho đến khi anh tình cờ xem một phóng sự về nuôi dế trên truyền hình.
Nghĩ là làm, anh bắt tay ngay vào thực hiện mô hình này tại Bình Dương với chỉ vỏn vẹn vài triệu đồng trong tay.
Thời gian đầu anh gặp thất bại vì dế chết hàng loạt.
Để cải thiện kỹ thuật, anh theo chân một người bà con sang Thái Lan tiếp tục học tập mô hình nuôi dế rồi quay về ngày đêm nghiên cứu cách chăm sóc dế đúng quy trình nhất.
Sau đó, anh Hưng quyết về quê nhà tại Điện Thắng để thực hiện hoài bão của mình.
Qua bảy năm, với sự dám nghĩ dám làm, thành công đã mỉm cười với anh Hưng.
Chỉ cần căn phòng nhỏ với diện tích khoảng 50m2, anh Hưng kê thêm ba kệ tủ là có thể xuất được khoảng 5kg dế thịt một ngày với giá khoảng 200 ngàn đồng/kg.
Ngoài ra lượng dế không đạt yêu cầu anh Hưng lấy ngắn nuôi dài làm thức ăn cho rắn mối hoặc bán làm mồi cho chim.
Hiện tại, anh Hưng cũng có một chuồng rắn mối với khoảng 700 con, giá rắn mối trên thị trường xấp xỉ 50 ngàn đồng/kg.
Sắp đến, anh Hưng còn dự tính mở rộng quy mô nuôi rắn mối bởi hiện tại nguồn cầu đã vượt cung rất nhiều.
Anh Hưng tâm sự: “Nhìn con dế nhỏ xíu, nhẹ hều nên nhiều người nghĩ rằng bao giờ cho đủ một ký dế bán mà nuôi cho mệt nhưng thực ra một con dế giống đã có thể sinh sản một ký dế thịt.
Giá dế cực kỳ ổn định mà nguồn cầu rất nhiều, không ít lần khách lạ đặt hàng tôi không dám nhận vì sợ không đủ số lượng để cung cấp”.
Thị trường hiện tại của trại dế Ba Hưng phủ rộng khắp toàn quốc, loại dế vàng mà anh Hưng mày mò lai từ dế cơm và dế chó thịt rất thơm ngon nên được các nhà hàng, quán nhậu khắp nơi ưa chuộng.
Ngoài phát hành các tập sách để hướng dẫn kỹ thuật nuôi loại côn trùng này, anh Hưng còn tỉ mỉ hướng dẫn cặn kẽ mọi thao tác như cách vệ sinh dế, kỹ thuật đẻ, úm con… cho nhiều nông dân ở Đại Lộc, Duy Xuyên, Tam Kỳ muốn tìm hiểu nhân rộng mô hình này.
Trại của anh cũng nhận thu mua dế sống từ chính các hộ mà anh hỗ trợ kỹ thuật với giá chênh lệch rất ít nhằm hỗ trợ tối đa cho người nuôi.
Ông Trương Công Liên - Chủ tịch Hội Nông dân xã Điện Thắng Trung cho biết, tinh thần đam mê, nghị lực làm giàu của Hưng rất đáng học hỏi.
Bởi một số hộ dân trên địa bàn dù được anh Hưng hướng dẫn nhiệt tình nhưng do không có sự kiên trì nên đều bỏ cuộc giữa chừng”.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng và hạn kéo dài từ cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 7, diện tích lúa kém phát triển do hạn đã diễn ra, nhất là đối với diện tích lúa gieo thẳng.

Lúa Nàng Nhen Bảy Núi (thường gọi Nàng Nhen) là một trong những giống lúa truyền thống đã có từ hàng trăm năm của người Khmer Bảy Núi (An Giang) vừa được quy hoạch trồng thêm trên 300 ha tại huyện Tịnh Biên.

Giá rau xanh tại các chợ tăng mạnh Liên tiếp những trận mưa to trong suốt tháng 7 vừa qua khiến một số vùng trồng rau lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị dập nát, chậm lớn làm nguồn cung rau tại địa phương giảm, giá rau tăng từ 30 - 40% so với cách đây 1 tháng.

Với diện tích hơn 12.000 ha, mì là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa (Gia Lai) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, một vài năm gần đây, trên cây mì liên tiếp xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng năng suất.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học- Công nghệ) vừa chuyển giao kỹ thuật trồng nấm bào ngư và nấm linh chi cho nông dân với nguyên liệu chính sản xuất phôi nấm từ mạt cưa. Mô hình đã tạo sự quan tâm của rất nhiều nông dân, bởi ít tốn công và chi phí đầu tư.