Khai Thác Thủy Sản Thắng Lớn Đầu Năm

Thông tin từ Tổng cục Thủy sản – Bộ NN&PTNT: Sau những ngày bám biển trước và sau Tết nguyên đán Ất Mùi 2015, nhiều tàu đánh bắt xa khơi của ngư dân miền Bắc, Trung, Nam đã gặt hái được thành quả lớn.
Cụ thể, tại vùng biển miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đến các vùng biển Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau… ngư dân phấn khởi khi trúng đậm mùa tôm, cá biển. Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá như: Cá cơm, cá nục, cá thu, cá ngừ, tôm, nhuyên thể…giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập.
Theo ước tính của Tổng cục Thủy sản, sản lượng khai thác thuỷ sản trong cả 2 tháng năm 2015 ước tính đạt 461 nghìn tấn, tăng 3,83% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng đối với nghề khai thác cá ngừ, tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định, đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến liên hệ và đặt vấn đề liên kết để khai thác, chế biến cá ngừ xuất khẩu với quy mô lớn. Được biết, 2 tháng đầu năm, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ước khoảng 2.320 tấn, trong đó Bình Định ước đạt 1.300 tấn, Phú Yên ước đạt 550 tấn và Khánh Hòa ước đạt 470 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Ngay trong những tháng đầu năm này, nhiều lô hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam đã bị bạn hàng trả lại do một số cơ sở, doanh nghiệp chế biến đã bơm chích tạp chất vào tôm.
3 tháng đầu năm nay, do thời tiết tương đối thuận lợi cho việc ra khơi bám biển nên sản lượng khai thác thủy sản của toàn tỉnh đạt hơn 16.170 tấn, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, mô hình hỗ trợ đồng bào dân tộc Nùng ở xã Cấm Sơn chăn nuôi lợn nái sinh sản không chỉ giúp người dân vùng cao chủ động được nguồn con giống chăn nuôi, mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo để tiến đến xoá đói giảm nghèo bền vững.

Vừa nuôi, vừa mày mò, học hỏi thêm về kỹ thuật nuôi hươu, dần dần ông khánh đã nắm bắt được những kinh nghiệm nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ những ở xã Trung Sơn. Thức ăn của hươu rất đơn giản chủ yếu là lá rừng, cỏ cây (cỏ voi, lá xoan, lá sung, lá mít…) rất dễ kiếm và dẻ tiền

Lần đầu tiên ở Mỹ có tình trạng ngô được dùng để chế tạo làm nhiên liệu sinh học nhiều hơn làm thức ăn gia súc, làm giá ngô tăng vọt, gây nhức nhối cho người chăn nuôi và người dân ở các nước nghèo vẫn dùng ngô làm lương thực