Khai thác thủy sản tăng trên 4%

Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 8 ước đạt 258.000 tấn, đưa tổng sản lượng khai thác 8 tháng đầu năm lên trên 1,9 triệu tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, 8 tháng đầu năm 2015, thời tiết tương đối thuận lợi cho các đội tàu khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, giá xăng dầu giảm là yếu tố quan trọng làm giảm đáng kể chi phí cho các chuyến đi biển, tạo thuận lợi cho ngư dân ra khơi bám biển.
Ở các tỉnh miền trung như Bình Thuận, Phú Yên, cá cơm xuất hiện muộn nhưng sản lượng khá cao, đồng thời giá bán sản phẩm ổn định nhờ nhu cầu xuất khẩu cá cơm khô và nguyên liệu sản xuất nước mắm tiếp tục tăng.
Sản lượng cá ngừ của 3 tỉnh trọng điểm ước đạt 13.975 tấn, trong đó tại Phú Yên, sản lượng cá ngừ 8 tháng đầu năm đạt 3.812 tấn, tăng 13% so cùng kỳ năm trước. Tại Bình Định, sản lượng lũy kế là 6.970 tấn, tăng 10,6 %. Tại Khánh Hòa, sản lượng ước đạt 3.193 tấn, giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,2 triệu tấn, tuy nhiên, các vật nuôi thủy sản chủ lực như cá tra, tôm nước lợ, tôm thẻ chân trắng... đang có chiều hướng sụt giảm sản lượng.
Tình hình sản xuất cá tra trong tháng khá trầm lắng, nhu cầu cá tra nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến không cao. Giá cá tra hiện nay vẫn đang duy trì ở mức thấp là 20.000 đồng/kg, xấp xỉ giá thành sản xuất.
Tuy nhiên, ở một số địa phương, các hộ nuôi cá thể đã tham gia chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra có hiệu quả nên vẫn đang tiếp tục thả nuôi như tại Đồng Tháp: diện tích thả nuôi đạt 1.700 ha, tăng 9,3%; An Giang: diện tích đạt 937 ha, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích nuôi cá tra 8 tháng ước đạt 6.315 ha, tăng 2%; sản lượng ước đạt 740.000 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, diện tích nuôi tôm sú ước đạt 577.000 ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng ước đạt 160.000 tấn, giảm 4%.
Có thể bạn quan tâm

Nắng hạn vẫn đang tiếp tục hoành hành tại nhiều địa phương trong tỉnh khiến hàng nghìn hécta cây trồng bị chết, thiếu nước. Trong khi đó, đã có ít nhất hơn 1.400ha rừng bị khô, chết, dẫn đến liên tục xảy ra cháy rừng. Trước tình hình trên, UBND tỉnh đang tích cực chỉ đạo các địa phương tăng cường chống hạn, hạn chế tối đa cháy rừng.

Diễn biến bất lợi của thời tiết đã khiến nhiều diện tích lúa hè thu chính vụ ở huyện Duy Xuyên bị một số loại sâu bệnh nguy hiểm tấn công. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện đang tập trung hướng dẫn nông dân cách phòng trừ hiệu quả nhằm hạn chế thiệt hại.

Trong khi vụ lúa hè thu trên toàn tỉnh sắp bước vào thu hoạch, thì thời điểm này, trên một số cánh đồng ở Trà Phong – vựa lúa của huyện miền núi Tây Trà, người dân lại xuống đồng gieo cấy. Đây là một điều lạ, vì mùa mưa bão đang đến gần.

Cùng với cây cà leo, ươi… thương lái đang lùng sục các núi rừng thu mua cây khổ sâm (cứt chuột) để bán sang Trung Quốc. Người dân đang đổ xô vào rừng khai thác, khiến cây cứt chuột đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Xuất khẩu gạo mấy tháng gần đây thuận lợi không chỉ do những yếu tố chủ quan, mà còn do sự cộng hưởng của những tác động tích cực của thị trường thế giới.