Táo dại Hàn Quốc thâm xỉn như thối 800 ngàn/kg

Chị Nguyễn Mỹ Vân ở đường Trường Chinh (Quận 12, TP.HCM) chia sẻ đã từng được ăn thử món táo dại khô khi sang Hàn Quốc du lịch.Chị thấy vị táo khá ngon.
Còn táo dại tươi thì chị chưa ăn bao giờ, nay thấy bán tại Việt Nam nên mua thử về ăn.
“Hôm rồi mua một ký về ăn thử thấy tươi, ngon hơn hẳn, tuy không quá ngọt nhưng đổi lại ăn giòn, có mùi thơm tự nhiên đặc trưng của loại hoa quả dại.
Chỉ cần ăn một lần là thích mê, không thể quên được mùi vị”, chị Mỹ Vân nói.
Tương tự, chị Mai Oanh ở Hoàng Văn Thụ (Quận Phú Nhuận, TP.HCM) từng du học ở Hàn Quốc 2 năm nên biết loại táo dại tươi Hàn Quốc này, hay còn gọi là táo đỏ.
Loại táo này sấy khô lên có thể để được rất lâu, dùng để nấu chè, nấu với canh gà ăn sẽ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị mất ngủ hay để bổ máu, giải độc,...
Với táo tươi thì có thể ăn ngay chứ không phải nấu kèm với đồ ăn khác.
Ngoài ra, ăn táo dại tươi lại thơm ngon hơn táo khô rất nhiều.
“Thời gian thu hoạch táo dại tươi rất ngắn nên phải tranh thủ mua ngay, chứ hết mùa thì chỉ mua được táo khô thôi”, chị nói.
Trao đổi với PV, nhân viên của một cửa hàng chuyên các thực phẩm sạch tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho hay, táo dại tươi Hàn Quốc quả chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay cái hoặc to hơi chút xíu, vỏ quả non có màu xanh, khi già cho thu hoạch thì chuyển sang màu vàng sẫm.
Táo ăn ngon, có vị thơm ngọt tự nhiên.
"Táo dại tươi Hàn Quốc mới được nhập về Việt Nam qua đường xách tay, mặc dù giá khá đắt đỏ nhưng nhà giàu Sài Gòn vẫn chuộng mua”.
Theo nhân viên của cửa hàng này, hiện táo dại tươi Hàn Quốc đang được bán 800.000 đồng/kg, song, số lượng táo nhập về cũng rất hạn chế vì nguồn cung không nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân thu được hiệu quả kinh tế cao. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án khoa học để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Những năm gần đây, nhờ phát triển mô hình nuôi ếch kết hợp thả cá nên nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) từng bước cải thiện kinh tế, ổn định thu nhập gia đình. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn khá mới, người dân tự phát mở rộng diện tích thả nuôi, nên trong quá trình sản xuất còn gặp khó khăn và rủi ro cao.

Theo ông Thành, thông qua 2 sản phẩm mới này, ông và các thành viên trong CLB muốn gửi đến bà con thông điệp về sự may mắn, phát tài, trường thọ trong dịp năm mới.

Ông Đặng Văn Chín (Bé Chín), Chi hội phó Chi hội Người cao tuổi ấp Bà Lắm, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) luôn trăn trở tìm ra giải pháp để thoát nghèo ngay trên mảnh đất quê hương.

Anh cho biết: Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, được sự động viên và hướng dẫn kỹ thuật nuôi sò huyết của người thân, vụ nuôi năm 2011