Khai thác sò huyết dưới 1 triệu con/kg có hiệu quả cao

Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, qua khảo sát thực tế, khi khai thác sò huyết giống tự nhiên có số lượng con ít hơn 01 triệu con/kg, thì quá trình vận chuyển và ương dưỡng sò huyết giống lên cỡ lớn, để phục vụ nuôi sò huyết thương phẩm có hiệu quả cao (tỷ lệ sống của sò huyết đạt khá). Nếu thu hoạch sò huyết giống tự nhiên có số lượng nhiều hơn 01 triệu con/kg, thì sò huyết có tỷ lệ sống thấp do sò còn quá nhỏ, sức chống chịu với sự thay đổi môi trường, điều kiện khắc nghiệt kém.
Do đó, để việc khai thác sò huyết giống đạt hiệu quả cao, Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu địa phương tổ chức khảo sát, xác định kích cỡ sò huyết giống. Nếu sò huyết giống đạt kích cỡ ít hơn 01 triệu con/kg, không cho phép khai thác, đồng thời khuyến cáo các tổ chức, cá nhân có bãi sò huyết giống tự nhiên xuất hiện chỉ nên khai thác khi sò huyết giống có kích cỡ ít hơn 01 triệu con/kg.
Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, năm 2014, sò giống tự nhiên xuất hiện trên diện tích khoảng 30 - 45 ha ở Cồn Ngang, đã thu hoạch hơn 1,3 tấn sò giống, cỡ 40.000 - 60.000 con/kg, bán giá 25 - 28 đồng/con. Hiện nay, sò huyết giống xuất hiện ở khu vực này với mật độ khá dày, dự kiến sản lượng sò huyết thu hoạch có thể tương đương năm 2014. Các cơ quan chức năng huyện đang theo dõi kích cỡ sò huyết giống tự nhiên, để cho phép khai thác theo hướng dẫn.
Có thể bạn quan tâm

Trong cuộc gặp gỡ đầu năm của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) diễn ra chiều 20-2 tại TP HCM, doanh nghiệp tập trung kiến nghị về ba vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh thủy sản hiện nay. Đó là thiếu nguồn giống chất lượng và sạch bệnh, thiếu nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và hiện trạng không thể kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngày 29/5/2012 tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) đã tổ chức hội thảo “Đánh giá khả năng áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường đối với nuôi cá tra thương phẩm trong phạm vi các hộ nuôi quy mô nhỏ tại Việt Nam” nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu và tham vấn ý kiến của các bên liên quan. Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan nghiên cứu như Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN và PTNT), Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp và An Giang và đại diện các tổ chức WWF, Oxfam Novib, Trung tâm Hợp tác quốc tế Hội Nghề cá Việt Nam (ICAFIS) đã tham dự.

Như NNVN đã thông tin, gần đây giá sắn (mì) giảm khiến không ít người trồng mì bị sốc. Phải chăng, đã đến lúc chúng ta cần phải xem lại chất lượng tinh bột mì trong quá trình trồng và XK khoai mì khô nhằm tránh thiệt hại khi các DN Trung Quốc ép giá như hiện nay...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản toàn ngành 2 tháng đầu năm ước đạt 3,6 tỷ USD, xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước 2011.

Ngày 1-6, ông Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật), cho biết đến thời điểm này đã có hơn 70.000ha lúa hè thu ở ĐBSCL bị bệnh đạo ôn.