Khai thác sò huyết dưới 1 triệu con/kg có hiệu quả cao

Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, qua khảo sát thực tế, khi khai thác sò huyết giống tự nhiên có số lượng con ít hơn 01 triệu con/kg, thì quá trình vận chuyển và ương dưỡng sò huyết giống lên cỡ lớn, để phục vụ nuôi sò huyết thương phẩm có hiệu quả cao (tỷ lệ sống của sò huyết đạt khá). Nếu thu hoạch sò huyết giống tự nhiên có số lượng nhiều hơn 01 triệu con/kg, thì sò huyết có tỷ lệ sống thấp do sò còn quá nhỏ, sức chống chịu với sự thay đổi môi trường, điều kiện khắc nghiệt kém.
Do đó, để việc khai thác sò huyết giống đạt hiệu quả cao, Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu địa phương tổ chức khảo sát, xác định kích cỡ sò huyết giống. Nếu sò huyết giống đạt kích cỡ ít hơn 01 triệu con/kg, không cho phép khai thác, đồng thời khuyến cáo các tổ chức, cá nhân có bãi sò huyết giống tự nhiên xuất hiện chỉ nên khai thác khi sò huyết giống có kích cỡ ít hơn 01 triệu con/kg.
Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, năm 2014, sò giống tự nhiên xuất hiện trên diện tích khoảng 30 - 45 ha ở Cồn Ngang, đã thu hoạch hơn 1,3 tấn sò giống, cỡ 40.000 - 60.000 con/kg, bán giá 25 - 28 đồng/con. Hiện nay, sò huyết giống xuất hiện ở khu vực này với mật độ khá dày, dự kiến sản lượng sò huyết thu hoạch có thể tương đương năm 2014. Các cơ quan chức năng huyện đang theo dõi kích cỡ sò huyết giống tự nhiên, để cho phép khai thác theo hướng dẫn.
Có thể bạn quan tâm

Ít nhất khoảng 70 container chè của Việt Nam xuất qua thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đang “bị treo”- chưa được thông quan chỉ vì nguồn tin thất thiệt… khiến hàng chục doanh nghiệp xuất khẩu chè điêu đứng.

Chuyện ít ai ngờ nhưng đang là hiện thực ở đồng đất huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau). Mỗi hecta gừng thương lái vào tận rẫy bỏ cọc và đồng ý thu mua với giá khoảng 1,5 tỉ đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn xã Tân Hội, huyện Tân Châu (Tây Ninh) vừa xuất hiện bệnh trắng lá mía trên cây mía giai đoạn mía gốc 1 năm tuổi và mía tơ 2 - 3 tháng. Bệnh gây hại cho 39 ha mía ở mức 15 - 20%.

Những ngày này, khắp vùng Mường Nọc, Châu Kim, Tiền Phong, Tri Lễ... của huyện Quế Phong (Nghệ An), hầu như nhà nào cũng thơm lừng cơm gạo mới. Tiếng đồn về hương vị thơm ngon của thứ gạo chịu lạnh, chịu hạn đã đến với cả những vùng miền xa nhất trong huyện, làm cho nhà nhà đều muốn tìm mua để nấu nồi cơm mới mừng thành quả vụ mùa bằng thứ sản vật thơm ngon sớm “bén đất, mến người”.

Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho thấy thông thường khi hết mùa mía thì giá đường sẽ tăng lên nhưng năm nay ngược lại, giá đường giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do đường nhập lậu từ Thái Lan tràn sang với số lượng lớn, lên đến 400.000-500.000 tấn/năm. Trong khi nhu cầu sử dụng đường trong nước chỉ dao động khoảng 1,3-1,4 triệu tấn/năm. Tức lượng đường lậu chiếm gần 1/3 lượng đường tiêu thụ trong nước. Con số này đã tác động lớn đến các nhà máy đường và gây bức xúc cho giới chuyên môn.