Khai Phá Thị Trường Sữa Tươi

Nhiều DN sữa tại Việt Nam đang hướng tới phân khúc sữa tươi, hiện mới chiếm 30% tổng thị trường sữa nước, đạt mức 200.000 tấn, trị giá 6.000 tỷ đồng trong năm 2013. Nhưng đây cũng là phân khúc kén nhà đầu tư từ phát triển vùng nguyên liệu, đến công nghệ chế biến.
Hiện trên thị trường Việt Nam có 4 đơn vị nổi bật trong sản xuất kinh doanh sữa tươi là Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu Milk, Sữa quốc tế IDP. Đây là những đơn vị khá mạnh về tiềm lực kinh tế. Điển hình như TH True Milk được biết đến là đơn vị thuộc vào diện nổi bật của ngành sữa tươi cũng cần lưng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD cho dự án sữa tươi sạch. Sau 2 năm hoạt động, dự án đã đem về cho Tập đoàn TH khoảng 3.000 tỷ đồng và kỳ vọng đến năm 2015 doanh thu này sẽ tăng gấp 3 lần.
Điều đó cho thấy tiềm năng của phân khúc sữa tươi ở Việt Nam là rất lớn nhưng không dễ đón nhận nếu các doanh nghiệp yếu về tiềm lực tài chính cũng như hạn chế về mặt ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi bò sữa.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), nhu cầu sữa tươi tăng cao, tạo động lực để nhiều công ty sữa triển khai chương trình phát triển vùng nguyên liệu, mở rộng cơ sở chế biến sữa, góp phần đưa ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, và cần được “chăm sóc” căn cơ hơn.
Cụ thể là quy hoạch lại vùng chăn nuôi bò sữa theo hướng quy mô công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu chọn tạo giống bò cao sản ở các vùng tập trung có tiềm năng về đất đai và vệ sinh phòng bệnh tốt. Cùng với đó là thiết lập hệ thống quản lý được hệ thống giống bò. Xây dựng các tiêu chuẩn giám định chọn lọc giống bò sữa, chọn lọc cá thể; nghiên cứu chế biến thức ăn bằng cách sử dụng hợp lý các phụ phẩm công- nông nghiệp...
Để có một cơ cấu giá khách quan cho người chăn nuôi không bị thua lỗ, đồng thời nhà máy chế biến cũng mua được giá hợp lý nhất, ông Dương đề nghị hình thành Ủy ban Sữa Quốc gia bao gồm đại diện người sản xuất sữa, nhà chế biến sữa, Hội người tiêu dùng và đại diện cơ quan của Chính phủ.
Thị trường rộng nhưng lại kén nhà đầu tư là đặc điểm của ngành sữa nước hiện nay. Để phát triển được nguồn nguyên liệu sữa tươi chất lượng thì Việt Nam phải phát triển được ngành chăn nuôi bò sữa theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Sự chủ động của doanh nghiệp xây dựng thị trường cần đồng hành với những chính sách từ gốc như chiến lược chăn nuôi bò sữa cho đến cơ chế giám sát chất lượng sữa và giá sữa trên thị trường. Đây cũng là lối mở duy nhất để doanh nghiệp và người chăn nuôi cùng có sự phát triển bền vững.
Thị trường sữa Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng khi bình quân sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước trên đầu người hiện nay là 4,2 kg (chiếm khoảng 26% tổng lượng sữa tiêu dùng hằng năm). Sản phẩm sữa dạng nước (sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng và sữa hoàn nguyên tiệt trùng) tiêu thụ ở Việt Nam hiện là 15 lít/người/năm, trong khi mức tiêu thụ sữa bình quân của châu Á khoảng 35 lít/người/năm.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích trồng cây ăn quả ở xã Hoàng Hoa Thám (TX Chí Linh, Hải Dương) có xu hướng giảm do nông dân phá bỏ một phần diện tích vải thiều. Từ năm 2010 - 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở KH-CN Hải Dương) đã xây dựng mô hình SX thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha với 6.000 hom.

Đang giữa mùa thu hoạch rộ, giữa những cánh đồng lạc xã Hoá Phúc (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), chúng tôi gặp nhiều người nông dân với niềm vui hiện rõ trên từng gương mặt.

Số điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn TPHCM đã giảm đáng kể, từ 79 điểm vào thời điểm đầu tháng 4 còn 48 điểm tính đến tháng 6.

Cục trồng trọt vừa đề ra giải pháp rải vụ trên 5 loại cây ăn trái, kỳ vọng giải quyết được tình trạng cung vượt cầu vào chính vụ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, giải pháp này chưa chắc mang lại hiệu quả. Ngay cả địa phương được phân công làm nhóm trưởng cũng lo nông dân... không nghe theo.

6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng cá bột, cá hương và cá giống các loại trên địa bàn tỉnh Hải Dương đạt khoảng 1.183 triệu con, giảm 17 triệu con so với cùng kỳ năm trước.