Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khai Mạc Hội Chợ Triển Lãm Nông Nghiệp Quốc Tế Lần Thứ 14 – Agro Viet 2014

Khai Mạc Hội Chợ Triển Lãm Nông Nghiệp Quốc Tế Lần Thứ 14 – Agro Viet 2014
Ngày đăng: 14/11/2014

Hội chợ có quy mô trên 400 gian hàng, hội chợ có sự góp mặt của hơn 200 DN, cơ sở SX và các tổ chức trong và ngoài nước tham dự.

Với chủ đề: “Nông nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững”, Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014 là sự kiện XTTM lớn thường niên của ngành nông nghiệp Việt Nam được tổ chức nhằm mục đích phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; quảng bá, nâng cao hình ảnh của ngành nông nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trong và ngoài nước giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, uy tín thương mại, vật tư thiết bị phục vụ SX.

Đây cũng là dịp để DN, người SX, nhà khoa học, bà con nông dân giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Với quy mô trên 400 gian hàng, hội chợ có sự góp mặt của hơn 200 DN, cơ sở SX và các tổ chức trong và ngoài nước tham dự, trong đó có DN Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Phi và các tổ chức, cá nhân, đơn vị trong nước đến từ các Sở, Viện, Trung tâm nghiên cứu, Trung tâm XTTM, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh; các hiệp hội, trang trại, HTX…

Đặc biệt, tại hội chợ có giới thiệu dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại của các Cty Jama, Kanto, Sasaki - Nhật Bản, Cty Chongqing, Changsha - Trung Quốc; Cty TNHH Buhler Farmila Việt Nam...

Trong khuôn khổ hội chợ, sẽ có nhiều hoạt động được tổ chức như: Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp; Hội nghị giao thương trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam và DN Nhật Bản; Hội thảo "Ứng dụng giống cây trồng biến đổi gen phục vụ sản xuất nông nghiệp"; Chương trình "Nhịp cầu nhà nông" và tổ chức các đoàn nông dân đến tham quan học tập tại hội chợ.

Hội chợ khai mạc vào lúc 8h ngày 14/11 tại Nhà Triển lãm Nông nghiệp Việt Nam, số 489 Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội) và kéo dài đến ngày 17/11/2014.

Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134584/kinh-te/khai-mac-hoi-cho-trien-lam-nong-nghiep-quoc-te-lan-thu-14-–-agro-viet-2014.html


Có thể bạn quan tâm

Gặp Gặp "Ông Trùm" Bò Sữa Suối Thông

Được hỏi về bí quyết làm giàu của mình, ông Bùi Xuân Khôi cười đôn hậu và xòe đôi bàn tay chai sạn, rám nắng nói: “Tất cả là ở đây với cái đầu sáng tạo mà ra thôi”. Ông Khôi là chủ một trong những trang trại bò sữa lớn nhất thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, nơi tập trung bò sữa nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng. Trang trại trên 20 đầu bò của ông được đánh giá là trang trại hàng đầu trong “làng” bò sữa.

21/11/2014
Chủ Động Phòng Chống Đói, Rét Cho Gia Súc Chủ Động Phòng Chống Đói, Rét Cho Gia Súc

Theo dự báo, thời tiết vụ đông xuân năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khả năng rét đậm, rét hại dễ xảy ra. Để không xảy ra thiệt hại nặng nề sau các đợt rét đậm, rét hại như năm 2008 và năm 2011, các địa phương cần chủ động những biện pháp chăm sóc trâu, bò hiệu quả.

21/11/2014
Chuyên Gia Nên Bảo Tồn Cây Lúa Mùa Nổi Chuyên Gia Nên Bảo Tồn Cây Lúa Mùa Nổi

Sản xuất lúa mùa nổi (LMN) năng suất chỉ khoảng 100 kg/công tầm lớn (khoảng 1.300 mét vuông), lợi nhuận đem lại cho người nông dân chỉ khoảng 500.000-600.000 đồng/công (6 tháng trồng)... thế nhưng, các chuyên gia nông nghiệp vẫn khuyên nên bảo tồn loại lúa này.

21/11/2014
Xếp Loại Xuất Sắc Đối Với Đề Tài Khoa Học Trồng Tỏi Lý Sơn Ở Khánh Hòa Xếp Loại Xuất Sắc Đối Với Đề Tài Khoa Học Trồng Tỏi Lý Sơn Ở Khánh Hòa

Với những kết quả nổi bật như cây tỏi cho năng suất cao, an toàn và sạch bệnh hơn trong khi giảm sử dụng lượng phân bón hóa học… đề tài nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa - do kỹ sư Trịnh Thị Thùy Linh làm chủ nhiệm đã được Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh xếp loại xuất sắc trong sáng 18/11.

21/11/2014
Trồng Nhãn Ido Trồng Nhãn Ido "Né" Bệnh "Chổi Rồng"

Thời gian gần đây, bệnh “chổi rồng” đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, nhiều nhất là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm, hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Từ đây, một giải pháp trước mắt để phòng, chống bệnh “chổi rồng” đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng”.

21/11/2014