Xuất khẩu các mặt hàng nông sản tiếp tục giảm sâu

Riêng trong tháng 4/2015, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản và thủy sản ước đạt 2,61 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 4 tháng đầu năm 2015 lên 9,13 tỷ USD. Tuy nhiên, hầu như các mặt hàng nông sản chủ lực đều giảm như: gạo giảm 9,2%, cà phê giảm 39,3%; thuỷ sản giảm 16,6%...
Cụ thể, khối lượng xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1,95 triệu tấn và 849 triệu USD, giảm 4,8% về khối lượng và 9,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Ngành hàng cà phê là ngành hàng có sự sụt giảm mạnh nhất về cả khối lượng xuất khẩu cà phê 4 tháng đầu năm 2015 ước đạt 466 nghìn tấn và 970 triệu USD, giảm 41% về khối lượng và 39,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Ngành cao su vẫn tiếp tục đà giảm về giá trị, 4 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu cao su đạt 259 nghìn tấn, giá trị đạt 371 triệu USD, tăng 37,7% về khối lượng nhưng giảm 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014, giá cao su xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2015 đạt 1.424 USD/tấn, giảm 29,15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm, chiếm 68,08% thị trường.
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, hạt điều là mặt hàng xuất khẩu có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị, theo đó, khối lượng xuất khẩu hạt điều 4 tháng đầu năm đạt 85 nghìn tấn với 635 triệu USD, tăng 14,1% về khối lượng và tăng 36,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2015 đạt 7.161 USD/tấn, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 32,01%, 18% và 10,31% tổng giá trị xuất khẩu.
Cũng theo Bộ NN & PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2015 ước đạt 7,58 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa thu đông năm 2013, các mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trúng đậm. Năng suất lúa bình quân từ 6,5 - 7 tấn/ha, cá biệt có một số nơi lên đến 7,5 tấn/ha, tăng từ 0,5 - 1 tấn/ha so với các ruộng lúa không áp dụng mô hình CĐML.

Là địa phương có thế mạnh về trồng gừng, nhiều nông dân ở thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn - An Giang) vẫn kiên trì bám núi theo nghiệp trồng gừng, dù giá cả lên xuống thất thường.

Nhờ xuất khẩu thuận lợi đã kéo giá tôm nguyên liệu ở mức rất cao. Chiều 2-1, thương lái các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá 320.000 đồng/kg; loại 30 con/kg, giá 250.000 đồng/kg; loại 40 con/kg, giá 220.000 đồng/kg…

Trong đó, chi phí thức ăn từ 10.500đ tăng lên 17.880đ (gấp 1,7 lần) do hầu hết nguyên liệu sản xuất thức ăn đều được nhập khẩu từ nước ngoài; chi phí lãi vay ngân hàng từ 500đ tăng lên 1.880đ (gấp 3,76 lần).

Trong các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, con tôm luôn là thế mạnh của Cà Mau. Những tháng cuối năm, giá tôm tăng cao, người nuôi tôm phấn khởi và tích cực đầu tư vào sản xuất, trong đó đặc biệt quan tâm đến các mô hình nuôi tôm bền vững như quảng canh cải tiến (QCCT), nuôi tôm sinh thái (NTST).