Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khai Khác Theo Kiểu Hủy Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản: Cấm Nhưng Vẫn Làm

Khai Khác Theo Kiểu Hủy Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản: Cấm Nhưng Vẫn Làm
Ngày đăng: 20/10/2013

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.

Khai thác kiểu hủy diệt

Để thực hiện Chỉ thị số 01, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành văn bản chỉ đạo và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc trong khai thác thủy sản. Nhờ làm tốt công tác vận động, tuyên truyền nên việc khai thác hủy diệt thủy sản đã giảm rõ rệt, tai nạn về điện do sử dụng không an toàn trong khai thác cũng không còn.

Theo thống kê, đến nay ngành chức năng đã xử lý hơn 3.000 trường hợp vi phạm và tịch thu nhiều phương tiện khai thác hủy diệt thủy sản bằng xung điện. Tuy nhiên, việc xử lý trên chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, và tình trạng này vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều nơi.

Ở vùng chuyên lúa phía Bắc Quốc lộ 1A (thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai), nhiều người dân xem việc xiệc cá không chỉ để cải thiện bữa ăn, mà còn tạo thêm thu nhập. Vào mùa mưa, nhiều người dùng bình điện để xiệc cá trên những cánh đồng và các kênh thủy lợi. Ông N.V.T - một người chuyên xiệc cá ở xã Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Lợi) nói: “Người không biết xiệc mới sợ điện giật, chớ tôi xiệc cá cả chục năm nay có bị gì đâu”. Sau đó, ông đưa đôi thanh tre được mắc điện ở hai đầu chạm vào nhau, cứ sau tiếng lách chách là có đến hàng chục con cá lớn và hàng trăm con cá nhỏ khác nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mỗi đợt xiệc điện, hàng ngàn con cá đã “chết yểu” khi chưa kịp lớn.

Cấm vẫn sử dụng

Việc cấm sử dụng xung điện trong khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm, nhưng vẫn chưa thể giải quyết đứt điểm. Vấn nạn này không phải ngành Nông nghiệp và các địa phương không biết, nhưng đôi lúc việc thực hiện chỉ thị trên chỉ áp dụng đối với những người xiệc cá ở các kênh rạch, còn trong thu hoạch thì gần như không thể.

Bằng chứng là trong thu hoạch tôm càng xanh, hiện nay, nông dân vẫn phải sử dụng bình xiệc điện là chính. Ông D.H.N (xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân) cho rằng: “Khi thu hoạch tôm càng xanh, cách hiệu quả nhất là dùng xiệc điện để bắt tôm. Vì nếu dùng lưới hay đặt lú để bắt sẽ làm tôm bị gãy càng, bán không được giá. Mặt khác, tôm nằm trong các hốc, trũng thì lưới không thể bắt được, mà phải dùng xiệc điện để tôm nhảy ra”. Có người còn sử dụng cả hóa chất (thuốc trừ sâu) gây sốc làm tôm nhảy lên để thu hoạch.

Thực trạng là thế, nhưng nông dân vẫn sử dụng phương pháp thu hoạch tôm càng xanh bằng cách xiệc điện.

Với những bất cập như hiện nay, ngành quản lý cần có giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thiết thực hơn.


Có thể bạn quan tâm

“Vua” Gà Sao “Vua” Gà Sao

Niềm đam mê và tinh thần lao động không mệt mỏi đã đưa trung úy Lê Nguyên Ngà (Đơn vị KT 90, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật) trở thành “vua” gà sao của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.Ngoài đáp ứng thực phẩm sạch cho đơn vị, trang trại gà sao của anh còn mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.Biến ý tưởng thành hiện thựcMặc dù đã hẹn trước, nhưng cuộc gặp giữa tôi với trung úy Lê Nguyên Ngà vẫn chậm hơn dự kiến gần nửa giờ vì anh bận đi chở bèo về làm thức ăn cho gà. “Mình đầu tắt mặt tối với lũ gà, mệt nhưng mà vui”- anh mào đầu câu chuyện bằng giọng nhỏ nhẹ khi dẫn tôi vào trang trại gà sao.

02/04/2012
Phát Triển Bền Vững Nghề Nghêu Nhìn Từ Nghêu MSC Bến Tre Phát Triển Bền Vững Nghề Nghêu Nhìn Từ Nghêu MSC Bến Tre

Đã hơn 2 năm kể từ khi nghề sản xuất và quản lý khai thác nghêu Bến Tre chính thức được Hội đồng bảo tồn biển Quốc tế (Marine Stewardship Council) cấp chứng nhận tiêu chuẩn MSC, trở thành nghề cá đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được cấp chứng nhận này

14/12/2011
Sản Xuất Thành Công Nấm Linh Chi Sản Xuất Thành Công Nấm Linh Chi

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Vĩnh Phúc đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công mô hình sản xuất nấm Linh Chi.

03/05/2012
Nuôi Động Vật Hoang Dã Hiệu Quả Cao Nuôi Động Vật Hoang Dã Hiệu Quả Cao

Trang trại nuôi động vật hoang dã quy mô lớn của vợ chồng anh Trần Văn Ngự - chị Lê Thị Thôi ở thôn An Ngãi Tây 1, xã Hòa Sơn là mô hình mới, có hiệu quả cao ở vùng bán sơn địa huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).

03/05/2012
Bảo Tồn Rau Húng Láng Bảo Tồn Rau Húng Láng

"Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây”. Một trong các loài đặc sản đất Kinh kỳ đang đứng trước nguy cơ trở thành dĩ vãng bởi quá trình đô thị hóa.

03/05/2012