Anh Trần Dưỡng Làm Giàu Từ Trang Trại

Anh Trần Dưỡng thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải (Ninh Hải) vươn lên làm giàu nhờ phát triển kinh tế theo mô hình trang trại.
Trên diện tích đất canh tác 7 ha, anh Dưỡng xây dựng trang trại trồng hành, tỏi, cây ăn trái và chăn nuôi bò. Năm 2008, anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn 50 triệu đồng để đầu tư, cải tạo đất rẫy. Không ít người cho rằng cách làm của ông Dưỡng "khùng" sẽ chẳng đi đến đâu. Dám nghĩ, dám làm, anh trồng 1,6 ha xoài, 4 sào táo, 8 sào hành, còn lại trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo.
Anh Dưỡng cho biết từ khi tham gia HTX trồng táo Mỹ Khánh, cây táo có khả năng phát triển lâu dài và đầu ra tương đối ổn định. Năng suất trung bình đạt 4- 6 tấn/ sào. Tùy theo phân loại trái táo, giá dao động từ 5.000 – 12.000 đ/kg, mỗi vụ anh thu về trên 100 triệu đồng. Xen lẫn cây táo, anh trồng 250 gốc xoài với các giống: Thái Lan, Đài Loan. Nhờ chăm sóc tốt, xoài cho trái nặng 0,4 - 0,5kg, riêng giống xoài Đài Loan đạt 1, 4kg/ trái bán giá 30.000đ/ kg.
Nhiều năm nay, gia đình anh vẫn duy trì 8 sào hành củ, mỗi năm trồng 2 – 3 vụ, đạt sản lượng 64 tấn. Trừ chi phí, cây hành mang lại thu nhập 200 triệu đồng. Để đảm bảo nước tưới cho cây trồng, anh Dưỡng đầu tư khoan giếng ngầm sâu 12m, bơm nước lên ao chứa và sử dụng mô hình tưới phun. Nhờ đó, anh tiết kiệm được công lao động, lượng nước tưới, năng suất cây ăn trái tăng lên đáng kể. Xung quanh trang trại, cỏ trồng xanh tốt cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho 12 con bò vỗ béo. Sau 12 tháng, anh xuất bán mỗi con được 24 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với giá trị ban đầu. Những năm qua, việc sản xuất nhiều đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu rủi ro vì có nhiều sản phẩm hỗ trợ lẫn nhau.
Ông Nguyễn Duy Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Hải cho biết: Anh Trần Dưỡng là nông dân đầu tiên của xã phát triển kinh tế theo mô hình trang trại. Hội Nông dân xã đang đề xuất mô hình này lên dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ anh về vốn, giống và kỹ thuật, phát triển trang trại theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Với kinh nghiệm lâu năm của mình, ông Phán đầu tư nuôi trăn, rắn, trong chuồng rắn rộng khoảng 50m2 lúc nào cũng có trên trăm cặp rắn bố mẹ. Được chăm sóc chu đáo nên rắn của gia đình ông lớn nhanh, đẻ khỏe, ít dịch bệnh. Mỗi năm, ông Phán thu về ngót trăm triệu đồng từ bán rắn thịt và rắn giống.

Mới đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn Đắk Mil đã được tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ đầu tư cây cà phê do Phòng Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Đắk Mil triển khai. Với lãi suất ưu đãi, thủ tục giải quyết nhanh, gọn, hầu hết khách hàng được vay vốn đều khá hài lòng với gói tín dụng này.

Những năm qua, tại tỉnh Hải Dương đã hình thành và phát triển nhiều vùng rau màu chuyên canh, điển hình như vùng rau Đồng Gia, Tam Kì huyện Kim Thành, trên 10 vùng rau tại huyện Gia Lộc, Vùng rau Phạm Kha huyện Thanh Miện, vùng rau Nhân Huệ thị xã Chí Linh...

Đó là ý kiến của TS. Michel Guillaume, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Pháp tại hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất trên heo cao sản” do Công ty cổ phần Việt - Pháp vừa tổ chức.

Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.