Khắc Phục Thiệt Hại Sau Lũ

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.
Theo thống kê của Trung tâm, khoảng 9.000 bịch nấm linh chi, 60.000 cây giống lâm nghiệp, cây hoa chuẩn bị Tết, nhiều chậu giống hoa đầu dòng bị ngập nước; hàng tấn chế phẩm vi sinh, 20 tấn nguyên liệu trồng nấm linh chi, nấm sò cũng bị ngập nước, hư hại. Ngoài ra, nước ngập xung quanh hệ thống phòng cấy mô, môi trường ẩm thấp gây nguy cơ nhiễm bệnh cho hàng trăm bình giống gốc lưu trữ các loại cây cấy mô (bạch đàn, keo lai, các loại hoa phong lan, hoa cúc, mía, chuối cao sản…). Ước tính, thiệt hại hơn 500 triệu đồng.
Hiện nay, tại Trạm Nghiên cứu thực nghiệm, nước vẫn chưa rút hết, Trung tâm đang huy động nhân lực để thống kê mức thiệt hại và tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả sau lũ. Ông Huỳnh Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định, cho biết: “Hầu như tất cả các giống cây cấy mô, các giống hoa phục vụ Tết và mô hình trồng nấm linh chi đều bị thiệt hại hoàn toàn. Tuy nhiên, điều chúng tôi lo lắng nhất hiện nay là nguy cơ nhiễm và lây lan bệnh cho hàng trăm bình giống gốc cây cấy mô còn lại. Vì vậy, thiệt hại vẫn chưa thể tính hết được. Hiện tại, Trung tâm đang tiến hành rửa bùn, dọn dẹp, rải vôi khử trùng, phun thuốc phòng ngừa bệnh cho cây, sửa chữa lò hấp và các thiết bị cần thiết khác để nhanh chóng hoạt động trở lại”.
Có thể bạn quan tâm

Nguồn phát sinh nước thải từ hoạt động SX, chăn nuôi của trang trại chủ yếu là do quá trình dọn dẹp vệ sinh chuồng trại và bài tiết của động vật nuôi gồm phân, nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, mỗi ngày có khoảng 100 m3 nước thải, trong những ngày có nhiệt độ cao nhất, sử dụng nước nhiều nhất.

Năm qua, trong bối cảnh khó khăn chung của ngành mía đường, Cty CP Đường Bình Định (BISUCO) đã gặp phải nhiều trắc trở trong kinh doanh, dẫn tới nợ nần nông dân khoản tiền lớn.

Các loại gạo này hầu hết được đóng gói đẹp mắt, có thương hiệu để tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Ngoài gạo nội địa được trồng từ giống ngoại, thị trường còn có gạo nhập khẩu.

Giá mía tăng một phần do đầu vụ, mặt khác chữ đường vụ này đạt cao, dao động từ 10,5 đến 11 chữ đường, tăng gần 1 chữ đường so với vụ trước. Với giá mía hiện tại, những diện tích đạt năng suất 100 tấn/ha sẽ có lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng, còn năng suất từ 120-200 tấn/ha thì mức lợi nhuận có thể đạt từ 30-60 triệu đồng.

Trong khi đó, giá mua tại vườn chỉ dao động ở mức 3.000-5.000 đồng một kg. Tuy nhiên, dù đang vào vụ thu hoạch rộ, nhưng tình hình thu mua của các thương lái khá chậm. Ông Hoàng, có vườn trồng hồng khoảng 1ha ở Đức Trọng cho biết dù đã kêu mấy ngày nay, người mua vẫn không đến lấy hàng.