Khá Lên Nhờ Nuôi Ốc

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cho nên đời sống của người dân xã Ðông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) ngày càng được cải thiện. Qua nghiên cứu, học hỏi các mô hình nuôi trồng thủy sản từ năm 2010 đến nay, một số hộ dân trong xã đã triển khai nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm.
Ban đầu nuôi thí điểm ở một hộ trong xã trên diện tích 1.000 m2, nay đã có nhiều hộ tham gia với tổng diện tích là 8.500 m2. Theo một số chuyên gia nông nghiệp, ốc nhồi là loài động vật thân mềm nước ngọt, có giá trị kinh tế cao do thịt thơm ngon.
Nuôi ốc cũng dễ, với diện tích mặt nước khoảng 300 đến 400 m2, độ sâu từ 1,2 đến 1,5 m, thả mật độ 100 con/m2 là hợp lý. Thức ăn cho ốc có ba loại: thức ăn xanh (bèo, lá sắn), thức ăn tự chế (theo tỷ lệ 40% cám gạo, 20% bột ngô, 10% bột cá nhạt, 30% bột đậu tương), kết hợp 50% thức ăn xanh + 50% thức ăn tự chế. Chế độ cho ăn được điều chỉnh theo khối lượng ốc, cho ăn hai lần/ngày.
Ông Nguyễn Văn Ngâm ở thôn 1B cho rằng, nếu biết tận dụng nguồn thức ăn từ rau, quả trong gia đình thì làm không vất vả mà lại đạt hiệu quả cao. Trên diện tích nuôi 2.000 m2 nhà ông đã thu được 40 nghìn ốc giống, bán với giá 700 đồng/con, trừ chi phí thu lãi gần 20 triệu đồng.
Còn ông Hoàng Văn Liên ở cùng thôn nuôi ốc nhồi thương phẩm trên diện tích 1.000 m2, ước tính mỗi năm cũng thu được gần 70 triệu đồng. Nhờ nuôi ốc, kinh tế gia đình nhiều hộ dân ở Ðông Mỹ ngày càng khấm khá.
Có thể bạn quan tâm

Các giống ngô lai năng suất cao được bà con đưa vào gieo trồng chủ yếu là: NK 4300, LVN 4, LVN 99, NK66, CP999, CP888… Bên cạnh đó, bà con cũng gieo trồng trên 160 ha khoai lang, 40 ha khoai tây và trên 300ha rau các loại. Đối với cây rau, các xã Linh Sơn, Huống Thượng, Hóa Thượng có diện tích gieo trồng lớn với các loại: Su hào, cà chua, bắp cải, dưa chuột, khoai tây…

Nhiều năm nay, người dân thôn Nam Xuân Đức, Bích La Trung và bản Hà, Lệt phải sống trong bầu không khí ô nhiễm do chất thải từ trang trại nuôi gần 1.000 con lợn của Hợp tác xã Tiến Đạt (xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng tình trạng trên vẫn tiếp diễn, trở thành nỗi ám ảnh trong từng bữa ăn, giấc ngủ.

Ở đây có HTX Cải xà lách xoong an toàn Thuận An thành lập năm 2013. Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận VietGAP (thực hàng sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) ngày 10/10/2014, đang bán xà lách xoong khắp ĐBSCL, TPHCM và xuất cả sang Campuchia.

Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT,Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT 30 tỉnh/thành phố có nuôi tôm nước lợ, các Viện nghiên cứu, Hiệp hội, Doanh nghiệp có liên quan, hộ gia đình nuôi tôm tiêu biểu, cơ quan báo đài. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát và Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thành Phong chủ trì Hội nghị.

Các cơ sở tồn hàng tấn nguyên liệu, thành phẩm làm ra không dám bán, phải bảo quản cả tháng trời vì giá quá thấp, nếu bán chắc chắn lỗ. Khổ nỗi, nếu trầm để quá lâu sẽ bị phai màu, chất lượng giảm sút, giá bán càng bị ép.