Khá Lên Nhờ Nuôi Gà Thịt Theo Kiểu Mới

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, sau nhiều năm bươn chải nơi “đất khách quê người”, năm 2013 chị Bùi Thị Thu Nguyệt (xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) quyết về quê hương lập nghiệp bằng việc nuôi gà ta thả vườn theo cách mới.
Tận dụng khoảng vườn rộng hơn 3 sào của gia đình để phát triển kinh tế trang trại, với 4.000 con gà giống ban đầu, chị Nguyệt chọn cách nuôi theo kiểu “chẳng giống ai”: vừa chuồng vừa thả.
Ban đầu, gà con được chị nhốt trong chuồng và cho ăn cám công nghiệp, khi được 42 ngày tuổi thì ngừng hẳn việc dùng loại thức ăn này và chuyển sang cho ăn bắp, chuối, cộng với những phế phẩm nông nghiệp sẵn có. Một loại thực phẩm được chị tìm hiểu, lựa chọn để làm thức ăn cho gà là bã bia tươi.
Theo chị tính toán, so với cám (có giá 6.000 đồng/kg), thì giá mỗi ký bã bia chỉ 1.000-1.200 đồng, rẻ hơn nhiều, nhưng khá giàu dinh dưỡng, dễ hấp thụ, giúp gà mau lớn. Cũng từ thời điểm này, gà sẽ được thả rông ra mảnh vườn rộng được rào chắn xung quanh để chúng tự do “rong chơi”và vận động cho thịt săn, chắc.
Đã thành thói quen, cứ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều là khoảng thời gian cửa chuồng được mở để đàn gà đi lại tìm kiếm thức ăn có sẵn vốn giàu dinh dưỡng trong đất. Nhờ biết chọn giống tốt lại được ăn thức ăn do chính gia đình chế biến như: chuối, khoai lang, cây môn… nên gà nhanh lớn.
Ngoài việc bảo đảm môi trường vệ sinh, nguồn thức ăn sạch thì việc tiêm phòng dịch cho gà được chị theo dõi rất kỹ lưỡng nên tránh được các loại dịch bệnh, đàn gà của chị vẫn mau lớn và bán được giá cao. Từ hướng đi đúng, mỗi lứa bán đi, chị lại tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi.
Chị Nguyệt cho biết, với đặc điểm dễ chăm sóc, đầu tư ít vốn và tận dụng được nguồn thức ăn từ nguồn phụ phế phẩm có sẵn của gia đình, gà ta đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao; hơn nữa, gà được thả ra vườn, có khoảng thời gian vận động nhất định nên thịt săn chắc, khiến nhiều người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Với chỉ 3,5- 4 tháng, chị đã có lứa gà thịt xuất chuồng, giá bán trên 85.000 đồng/kg. Lứa gối lứa, tháng nào trang trại chị cũng có gà thịt xuất chuồng, trung bình mỗi tháng chị cung cấp ra thị trường trên 1.000 con, trừ hết chi phí, thu về từ 50 - 60 triệu đồng/ tháng.
Không chỉ làm giàu cho gia đình với mức thu nhập khá cao mà chị Nguyệt còn giới thiệu cho các đoàn viên ở địa phương đến tham quan, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho những ai có nhu cầu. Anh Trần Đăng Chỉnh, Bí thư Đoàn xã Ea M’nang cho biết, mô hình chăn nuôi của chị Nguyệt là điểm tham quan, học tập kinh nghiệm cho các đoàn viên thanh niên ở địa phương.
Sắp tới, chị Nguyệt còn có ý định mở rộng quy mô chuồng trại để trồng cỏ nuôi bò. Đoàn cũng sẽ tạo điều kiện để chị Nguyệt tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế, làm tấm gương sáng cho đoàn viên khác noi theo.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết diễn biến thất thường làm cho tôm nuôi ở nhiều địa phương như TP. Bạc Liêu, các huyện Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi liên tục gặp rủi ro. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì người nuôi tôm đứng trước nguy cơ thua lỗ từ đầu vụ.

Tận dụng diện tích mặt nước tại các hồ chứa nước để phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt đang là hướng đi mang lại nhiều lợi ích, được ngành nông nghiệp khuyến khích. Bởi việc nuôi trồng không chỉ giúp người dân cải thiện kinh tế mà còn giúp duy trì, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các hồ, đập…
Mùa lũ chưa về cộng với việc ngày càng nhiều nông dân sử dụng thuốc trừ sâu bệnh cho lúa nên cua đồng trong tự nhiên trở nên khan hiếm, dẫn đến sốt giá

Du lịch Việt Nam đang hướng về biển đảo, trong đó có Phú Quý. Cách TP. Phan Thiết (Bình Thuận) 56 hải lý theo hướng Đông - Đông Nam, với diện tích 16 km2, Phú Quý luôn mang đến ấn tượng cho những ai từng một lần đặt chân đến.

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo, ngày 7/6, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Đầm Thị Tường, với những loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế cao.