Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản

Đó là ông Nguyễn Văn Tự, ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Năm 2010, ông mạnh dạn đầu tư hàng triệu đồng để xây dựng chuồng trại, quy mô tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường, trồng thêm cỏ làm thức ăn xanh cho bò.
Ông Tự nuôi bò lai sinh sản và chủ yếu là bán con giống chứ không nuôi thịt. Hiện tại, một con bò khoảng 6 tháng tuổi bán với giá trên dưới 20 triệu đồng. Trong chuồng nhà ông lúc nào cũng có 9 con bò lai sinh sản, bình quân mỗi năm ông bán 2 con bê lai, thu trên 40 triệu đồng.
Ông nuôi theo phương thức thâm canh tại chuồng, giảm vận động, bò tăng trọng nhanh, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả chăn nuôi. Với phương pháp này, không đòi hỏi phải có diện tích chăn thả, ít tốn công lao động, tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi.
Theo kinh nghiệm của ông Tự, để nuôi bò đạt kết quả, việc chọn giống và cách chăm sóc là yếu tố quyết định. Trước hết cần chọn giống bò lai tốt, có bộ xương to, vai rộng, ức sâu, phàm ăn, có 1 - 2 đôi răng phát triển đều; ngoài ra khi mua bò về phải tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng và xổ giun, sán cho bò. Sau đó là thức ăn phải đầy đủ, chuồng trại cao ráo, sạch sẽ, mùa đông thì che kín, mùa hè thì thoáng mát…
Nhận xét về mô hình nuôi bò lai sinh sản của ông Tự, ông Trương Ngọc Hưng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cát Nhơn (huyện Phù Cát) cho biết: “Đây là hộ nông dân nuôi bò lai đạt hiệu quả kinh tế cao nhờ áp dụng có hiệu quả các quy trình kỹ thuật vào chăn nuôi. Ông Tự đã tận dụng tối đa các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò; nên giảm được chi phí, tăng thu nhập. Ông xứng đáng nhiều năm liền đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện”.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, một vài hộ dân ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang) mạnh dạn đầu tư vốn, thực hiện mô hình chăn nuôi dê, bước đầu cho thu nhập khá từ việc bán dê giống và dê thịt. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cho biết bò nhập từ Úc về có trọng lượng khoảng 200 – 250 kg/con, được tiếp tục nuôi khoảng 6 tháng lên 500 – 550 kg mới xuất chuồng, bán cho Vissan và một số đơn vị giết mổ khác, trong đó, Vissan là ưu tiên hàng đầu.

Sáng ngày 4/2/2015, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò tại hộ anh Nguyễn Hoàng Mỹ, ấp Bình Hưng 2 xã Bình Mỹ (Châu Phú - An Giang). Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 40 bà con nông dân trong huyện đến dự.

Đã hơn 10 năm nay, tại khu vườn của anh Phạm Văn Hà (40 tuổi) ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, hàng trăm con gà rừng màu lông rực rỡ chạy loanh quanh dưới tán rừng trồng kiếm ăn, tối đến lại vào chuồng. Nghề nuôi gà rừng được anh Hà bắt đầu từ 7 quả trứng nhặt trong rừng đem về gây giống.

Nếu như thời điểm tháng 8/2014, nhiều tàu cá trên địa bàn thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, trong khi giá các mặt hàng khai thác lại xuống thấp, thì vào thời điểm này ngư dân rất phấn khởi bởi sản lượng khai thác tăng và giá xăng dầu giảm sâu.