Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản

Đó là ông Nguyễn Văn Tự, ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Năm 2010, ông mạnh dạn đầu tư hàng triệu đồng để xây dựng chuồng trại, quy mô tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường, trồng thêm cỏ làm thức ăn xanh cho bò.
Ông Tự nuôi bò lai sinh sản và chủ yếu là bán con giống chứ không nuôi thịt. Hiện tại, một con bò khoảng 6 tháng tuổi bán với giá trên dưới 20 triệu đồng. Trong chuồng nhà ông lúc nào cũng có 9 con bò lai sinh sản, bình quân mỗi năm ông bán 2 con bê lai, thu trên 40 triệu đồng.
Ông nuôi theo phương thức thâm canh tại chuồng, giảm vận động, bò tăng trọng nhanh, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả chăn nuôi. Với phương pháp này, không đòi hỏi phải có diện tích chăn thả, ít tốn công lao động, tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi.
Theo kinh nghiệm của ông Tự, để nuôi bò đạt kết quả, việc chọn giống và cách chăm sóc là yếu tố quyết định. Trước hết cần chọn giống bò lai tốt, có bộ xương to, vai rộng, ức sâu, phàm ăn, có 1 - 2 đôi răng phát triển đều; ngoài ra khi mua bò về phải tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng và xổ giun, sán cho bò. Sau đó là thức ăn phải đầy đủ, chuồng trại cao ráo, sạch sẽ, mùa đông thì che kín, mùa hè thì thoáng mát…
Nhận xét về mô hình nuôi bò lai sinh sản của ông Tự, ông Trương Ngọc Hưng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cát Nhơn (huyện Phù Cát) cho biết: “Đây là hộ nông dân nuôi bò lai đạt hiệu quả kinh tế cao nhờ áp dụng có hiệu quả các quy trình kỹ thuật vào chăn nuôi. Ông Tự đã tận dụng tối đa các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò; nên giảm được chi phí, tăng thu nhập. Ông xứng đáng nhiều năm liền đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện”.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành - An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…

Nắm bắt nhu cầu thị trường, nông dân Nguyễn Thanh Lâm (30 tuổi) ở ấp 3, xã Mỹ Tân, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trại giống chuyên cung cấp gà giống thả vườn. Gà giống của anh sản xuất ra đến đâu, bán hết đến đấy.

Những ngày qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhện đỏ hại sắn xuất hiện khiến người trồng sắn ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) vô cùng lo lắng.

Ðể chủ động ứng phó tình hình biến đổi khí hậu và tình trạng tôm chết hàng loạt, tỉnh Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình nuôi tôm kết hợp việc trồng rừng hoặc nuôi trồng các loại thủy sản khác để khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từng địa phương trong việc nuôi tôm và ổn định nghề nuôi tôm của địa phương.

Bước vào nhà anh Vũ, đập vào mắt tôi là những dãy tủ bằng gỗ có nhiều hộc nhỏ. Cứ tưởng đây là những tủ đựng thuốc nam hay thuốc bắc, hỏi ra mới biết, mỗi hộc tủ ấy là “nhà” của một con rắn hổ hèo...