Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khá Lên Nhờ Mô Hình Nuôi Dê

Khá Lên Nhờ Mô Hình Nuôi Dê
Ngày đăng: 09/05/2014

Khi thấy việc trồng trọt không còn mang lại hiệu quả kinh tế như trước, năng suất ngày càng giảm, anh Trần Quang Khải (ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã tìm cho mình một hướng đi mới từ chăn nuôi dê. Đầu năm 2004, với số tiền ít ỏi dành dụm được, anh mua 5 con dê giống về nuôi thử, đồng thời trồng cỏ lấy thức ăn chăn nuôi.

Anh Khải chia sẻ: “Thời điểm tôi thí điểm mô hình nuôi dê, ở địa phương chưa có mấy người nuôi. Do chăn nuôi tự phát nên tôi chủ yếu tự tìm hiểu cách chăm sóc qua sách, báo để áp dụng vào thực tế”.

Ban đầu khi mới nuôi, chưa nắm rõ kỹ thuật chăm sóc nên đàn dê của anh Khải bị mắc một số bệnh và chết. Sau hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi dê, nắm bắt các phương pháp chăn nuôi, số dê của anh phát triển khá nhanh và đồng đều. Với 5 con dê làm giống ban đầu, hiện gia đình anh đã có 5 trại với gần 500 con, gồm: dê sinh sản, dê thịt và dê giống.

Anh Khải cho biết: “So với nuôi heo thì nuôi dê ít gặp rủi ro hơn vì không cần vốn đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, chuồng trại, thức ăn… giá dê cũng ổn định hơn. Trung bình 2 năm dê sinh sản 3 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con”.

Hiện nay, nhiều thương lái tìm tới gia đình anh đặt mua dê thịt để bỏ mối cho các nhà hàng. Với giá mua tại chuồng, dê thịt được bán với giá từ 110-120 ngàn đồng/kg, khoảng từ 35-40 kg/con. Trung bình mỗi năm gia đình anh thu từ 600-700 triệu đồng. “Nuôi dê khá an toàn mà hiệu quả và ổn định, cộng với thức ăn dễ kiếm nên trong thời gian tới tôi cũng mở rộng thêm trang trại để tăng đàn, nuôi thêm dê thịt đáp ứng nhu cầu thị trường” - anh Khải cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Mít Thái Bị Thiệt Hại Do Sâu Đục Trái Mít Thái Bị Thiệt Hại Do Sâu Đục Trái

Thời gian gần đây, cây mít Thái được trồng ở huyện Chơn Thành (Bình Phước) bị bệnh sâu đục trái, gây thối nhũn làm giảm năng suất, chất lượng trái. Đồng thời giá mít rớt mạnh gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân.

09/12/2013
Nông Dân Khốn Khó Vì Mì Xuống Giá Nông Dân Khốn Khó Vì Mì Xuống Giá

Thời điểm này, người dân trong tỉnh Bình Phước đang vào mùa thu hoạch mì nhưng giá lên xuống thất thường đang là nỗi lo của nhiều nông dân. Hiện giá mì tươi chỉ khoảng 1.200-1.300 đồng/kg, thấp hơn so với mọi năm từ 300-500 đồng/kg.

30/12/2013
Tôm Hùm Giống Đầu Vụ Giá Cao Kỷ Lục Tôm Hùm Giống Đầu Vụ Giá Cao Kỷ Lục

Trong 3 ngày từ ngày 6 đến 8.12, thời tiết se lạnh, biển có sóng nên tôm hùm giống (THG) xuất hiện nhiều ở vùng biển ven bờ, hàng trăm thuyền nghề làm mành tôm, mành bủa của ngư dân TP Quy Nhơn đã tập trung bám biển khai thác và trúng đậm tôm hùm giống đầu vụ. Mỗi thuyền nghề khoảng 5-6 người khai thác một đêm được 500 - 600 con, có thuyền khai thác được đến 1.000 con THG.

10/12/2013
Dưa Chuột VietGAP Trên Đất Đông Sơn Dưa Chuột VietGAP Trên Đất Đông Sơn

Về Đông Sơn vào thời điểm này, trong những mảnh vườn của nhiều gia đình, bên cạnh những gốc đào phai khẳng khiu là những luống dưa chuột xanh ngút ngàn. Anh Nguyễn Ngọc Lâm vui vẻ cho biết: Mọi năm vụ đông đất bỏ không, năm nay đưa vào trồng 6 sào dưa chuột bao tử.

30/12/2013
Tạm Chi Hơn 10,1 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Người Nuôi Nghêu Bị Thiệt Hại Tạm Chi Hơn 10,1 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Người Nuôi Nghêu Bị Thiệt Hại

UBND tỉnh Tiền Giang vừa duyệt tạm chi cho UBND huyện Gò Công Đông số tiền hơn 10,1 tỷ đồng để chi hỗ trợ giống thủy sản cho các hộ nuôi nghêu khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai từ nguồn ngân sách Trung ương tạm ứng cho ngân sách tỉnh và nguồn tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh năm 2013.

10/12/2013